Động cơ xe ô tô được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau và mỗi chi tiết cấu thành đều đảm nhận một vai trò riêng để duy trì khả năng vận hành của xe luôn ổn định. Yếu tố để nâng cao hiệu suất cũng như tạo sự khác biệt với những dòng xe khác đó chính là các công nghệ được tích hợp. Thời gian trôi qua các hãng không ngừng tìm tòi và phát triển những công nghệ mới nhất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng như: Tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm khí thải, giảm giá thành…Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn đọc giả những công nghệ thường được sử dụng trong động cơ ô tô hiện nay nhé. Xem thêm: mitsubishi xpander 2022
1. Công nghệ động cơ ô tô tăng áp
Công nghệ động cơ tăng áp được áp dụng phổ biến vào sản xuất ô tô hiện nay. Đông cơ tăng áp mang lại nhiều lợi ít sử dụng nên được nhiều hãng ô tô lớn như: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…đặc biệt tin tưởng.
Tăng áp ô tô là hệ thống nén thêm không khí vào buồng đốt giúp đưa vào buồng đốt nhiều nhiên liệu hơn, để làm tăng công suất khi hỗn hợp đốt nổ trong xy lanh. Tăng áp được gọi chung cho các hệ thống nạp nhiên liệu cưỡng bức thay vì hút khí tự nhiên như các hệ thống nạp nhiên liệu thông thường.
– Ưu điểm
Công nghệ động cơ tăng áp mang lại nhiều lợi ích như:
+ Giảm thiểu khí thải, giảm áp lực cho môi trường
+ Kích thước nhỏ nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động. Tiết kiệm được diện tích khoang động cơ khá lớn. Đồng thời còn giúp chủ xe tiết kiệm được một khoản tiền thuế bởi theo quy định dung tích động cơ càng lớn thì tiền thuế càng nặng
+ Động cơ tăng áp cũng giúp tăng sức mạnh động cơ mà không cần đến việc tăng dung tích hay số lượng xy lanh, giảm ma sát nội bộ do ít bộ phận từ đó vẫn đảm bảo được việc hạn chế tiêu hao nhiên liệu.
– Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì động cơ tăng áp vẫn tồn tại một số nhược điểm đó là:
+ Công nghệ động cơ tăng áp vận hành tốt ở nhiệt độ và áp suất lớn nên sau thời gian sẽ ảnh hưởng đến độ bền của xe
+ Sức mạnh vận hành phải phụ thuộc vào lượng khí thải
Trên thị trường ô tô Việt Nam hiện nay một số dòng xe đang sử dụng động cơ tăng áp có thể kể đến đó là: Honda Civic, xe oto Honda CRV 7 chỗ…
2. Công nghệ động cơ ô tô lai hybrid
Công nghệ động cơ lai hybrid ra đời được xem là giải pháp hoàn hảo trước bối cảnh môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do khí thải ô tô như hiện nay. Đây là hệ thống động cơ bao gồm 2 loại động cơ riêng biệt là động cơ đốt trong truyền thống và hai sẽ là động cơ điện. Với sự kết hợp giữa 2 loại động cơ này sẽ giúp xe tối ưu hoá được mức tiêu thụ nhiên liệu, nâng cao hiệu suất hoạt động,…
Động cơ được cấu thành từ các bộ phận như: Mô tơ điện, hệ thống tái tạo năng lượng phanh
– Ưu điểm
+ Tiết kiệm nhiên liệu bởi khi di chuyển quãng đường ngắn, tắc đường giờ cao điểm thì xe sẽ chuyển sang sử dụng điện.
+ Với tính năng đó xe sẽ làm giảm một lượng khí thải lớn, bảo vệ môi trường. Đây chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo trước bối cảnh trái đất đang nóng lên như hiện nay.
+ Nguyên lý hoạt động của động cơ Hybrid khá đơn giản, dễ điều khiển chỉ với những thao tác cơ bản. Phù hợp với những tài xế mới.
– Nhược điểm
+ Xe sử dụng động cơ Hybrid thường có giá thành khá cao
+ Xe sử dụng cả động cơ điện nên thường xuyên phải sạc điện.
+ Các mẫu xe sử dụng động cơ Hybrid có thiết kế ngoại hình không nổi bật, kém sang trọng
Hiện nay trên thị trường có thể kể đến một số dòng xe đang sử dụng động cơ Hybrid là: Toyota Prius, Lexus RX 450h, Toyota Camry Hybrid, Mercedes-Benz S400 Hybrid, Tucson, xe Nissan X Trail 7 chỗ…
3. Công nghệ động cơ Diesel cải tiến
Đây là công nghệ động cơ đã có từ lâu và được áp dụng vào sản xuất ô tô nhiều năm trước. Nhưng xe máy dầu Diesel có khá nhiều nhược điểm đó là tiếng ồn lớn, vận hành chậm nên rất ít được sử dụng dần. Do đó mà các hãng không ngừng nghiên cứu và cải tiến để nâng cao chất lượng, khiến xe sử dụng đạt hiệu quả cao.
Sau khi được cải tiến động cơ Diesel đã tối ưu được chi phí nhiên liệu hơn rất nhiều so với máy xăng.
Một số dòng xe máy dầu nổi bật trên thị trường có thể kể đến đó là: Toyota Fortuner 7 chỗ, xe Ford Everest 7 chỗ máy dầu…
4. Công nghệ trục cam đặt ở trên
Trục cam được sử dụng cho động cơ đốt trong bao gồm các bộ phận như: vấu cam nạp, cam thải và cổ trục. Các vấu cam trên trục cam được bố trí phù hợp với thứ tự làm việc của các xy-lanh.
Trục cam có công dụng kiểm soát dòng nhiên liệu và lượng van nạp lên. Bên cạnh đó, việc đưa trục cam lên sẽ gúp xe thu được nhiều không khí vào buồng đốt hơn nhằm giúp công suất động cơ đạt hiệu suất cao.
Trên đây là 4 công nghệ được sử dụng nhiều trong hệ thống động cơ xe ô tô mà các bạn nên biết. Mỗi một loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, tuỳ vào nhu cầu sử dụng và tài chính của bạn thân để lựa chọn dòng xe phù hợp nhất. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết đã mang đến cho các bạn đọc giả nhiều kiến thức bổ ích.
Comments