Lọc gió ô tô là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò giống như “lá phổi” trên xe. Nó giúp lọc sạch không khí, bụi bẩn, tạp chất trước khi đưa tới buồng đốt. Từ đó đảm bảo khả năng vận hành ổn định và tốt nhất của động cơ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bộ phận lọc gió ô tô trong bài viết dưới đây.
1. Những bộ lọc gió ô tô cần phải được thay thế định kỳ
1.1 Lọc gió ô tô động cơ
Bộ phận lọc gió ô tô động cơ là bộ phận thực hiện nhiệm vụ lọc bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào buồng đốt động cơ. Nó thường được đặt trong khoang động cơ dưới nắp capo. Đây là bộ phận rất dễ bị bám bụi bẩn vào màng lọc, làm cản trở lỗ thông khí của bộ lọc vào động cơ. Gây nên tình trạng giảm công suất cũng như dễ nóng máy khi sử dụng.
Vậy nên, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng cần phải vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió ô tô động cơ mỗi khi xe vận hành được 5.000km. Hơn thế nữa, nên thay mới bộ phận này sau 20.000km. Nếu động cơ có dấu hiệu giảm công suất, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường hoặc kiểm tra thấy bộ phận gió bị rách, bụi đóng khó vệ sinh thì bạn cũng cần nhanh chóng thay lọc gió.
Hướng dẫn cách thay hoặc vệ sinh lọc gió động cơ ô tô
– Bước 1: Mở nắp capo
Trong trường hợp xe bạn mới vừa hoạt động thì bạn hãy để xe nghỉ một thời gian rồi mới mở capo để tránh bị bỏng.
Hướng dẫn vệ sinh lọc gió ôtô
– Bước 2: Xác định vị trí lọc gió ô tô
Thường bộ phận lọc gió sẽ nằm ở vị trí trung tâm giữa lưới tản nhiệt và động cơ,có hình vuông hay hình chữ nhật. Đối với các xe đời cũ, nó lại nằm ẩn bên dưới các miếng che bằng nhựa hoặc kim loại.
– Bước 3: Tháo và lấy lọc gió ra khỏi hộp
Sử dụng tua vít thao tác dứt khoát tháo hết ốc/tai gài của lọc gió ô tô.
Tiếp đó, bạn nới lỏng các chốt hoặc khớp để từ từ lấy bộ phận nắp che lọc gió ra. Bạn cần chú ý nên thao tác nhẹ nhàng, không quá mạnh tay và làm theo tuần tự từng khớp nối để tránh việc các khớp bị hỏng. Sau đó, lựa chọn vị trí dễ thấy và an toàn để cất nắp, tránh trường hợp vô tình đi qua và giẫm lên.
Tháo nắp che lọc gió ra, bạn sẽ nhìn thấy bộ lọc gió ở bên trong. Đặc điểm nhận dạng của nó là có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm bằng vải cotton, giấy, được bọc bởi một lớp nhựa bên ngoài.
– Bước 4: Vệ sinh bộ lọc gió ô tô
Sau khi xác định vị trí bộ lọc gió ô tô, bạn hãy kiểm tra mức độ bẩn của lớp lọc và tiến hành vệ sinh đúng cách.
Vệ sinh bộ lọc gió xe hơi bằng máy xịt khí
Sử dụng máy xịt khí với áp suất vừa đủ để thổi bụi ở các khe lọc ra ngoài và không làm rách màng lọc.
Dùng khăn lau sạch các bụi bẩn còn sót lại và tiến hành lắp bộ lọc theo đúng vị trí ban đầu. Bạn cần lưu ý để lắp đúng thì các mép lọc gió đều phải khớp với viền cao su.
Lắp xong lọc gió, đừng quên lấy nắp của nó và chốt lại bằng các mối nối/khớp mà bạn đã mở trước đó.
Trong quá sinh vệ sinh, tuyệt đối không giặt bộ lọc qua nước cũng như sử dụng các vật nhọn dễ thủng màng lọc.
Trong trường hợp lọc gió quá bẩn, không thể làm sạch bằng các phương pháp thông thường thì hãy thay một bộ lọc gió ô tô mới để đảm bảo không khí luôn được làm sạch nhất khi đến động cơ.
– Bước 5: Tiến hành kiểm tra lần cuối
Để xác định lọc gió có hoạt động tốt sau khi vệ sinh không, bạn hãy khởi động máy đệm ga lớn. Và dùng tay kiểm tra cổ góp gió xem nó có không khí hút vào không với. Vì nhiều trường hợp có thể bị nghẹt. Hoàn thành xong các bước, bạn có thể yên tâm tiếp tục sử dụng bộ lọc gió cho động cơ của xe.
1.2 Lọc gió ô tô điều hòa
Hệ thống điều hòa luôn được bật trong suốt quá trình di chuyển. Vậy nên để tránh bụi bẩn bám vào, làm hư hỏng hệ thống làm mát của xe cũng như ảnh hưởng đến khoang nội thất thì cần đến lọc gió ô tô điều hòa.
Do phải tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, nấm mốc, xác côn trùng, gián,… nên bộ phận này cần phải được vệ sinh thường xuyên.
Lọc gió ô tô điều hòa
Thông thường, sau khi sử dụng xe khoảng 5000km, bạn cần thực hiện công đoạn vệ sinh để đảm bảo khả năng vận hành lọc gió ổn định. Còn sau 20.000 km, bạn hãy cân nhắc đến việc thay mới.
Hướng dẫn vệ sinh lọc gió ô tô bộ phận máy lạnh:
Tìm kiếm vị trí của bộ phận lọc gió ô tô điều hòa. Thông thường nó sẽ nằm ở phía trước khoang động cơ bên phụ hoặc phía trước 2 taplo.
Mở cốp che lọc gió và tiến hành tháo hộp hình chữ nhật chứa lọc gió ra. Có 2 kiểu khóa nắp hộp là dùng tai gài hoặc dùng ốc. Bạn kiểm tra xem nắp lọc gió của xe thuộc loại nào và sau đó nhấc nắp lọc lên, nhẹ nhàng rút tấm lọc ra ngoài để không làm hỏng các chốt khóa.
Sau đó, lấy vòi xịt khí nén, xịt nhẹ và vệ sinh lọc gió điều hòa từ trong ra ngoài.
Nếu không có vòi xịt, bạn có thể giũ nhẹ bộ phận lọc gió hoặc lau sạch với dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho xe.
Xịt thêm một lớp khử mùi vào lọc gió của điều hòa có thể hạn chế tối đa những mùi hôi khó chịu trên xe.
Khi lọc gió đã được vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy vẩy nhẹ cho khô tấm lọc và trả chúng vào vị trí ban đầu theo đúng các bước đã tháo và đóng nắp hộp trước đó.
Cuối cùng, tắt chế độ lạnh, mở điều hòa với chế độ sưởi khoảng 10 phút để phun thêm dung dịch vệ sinh. Cách này giúp khử vi khuẩn vô cùng tốt.
Lọc gió điều hòa sau khi được vệ sinh
Chú ý: Trong toàn bộ quá trình vệ sinh, tránh sử dụng các vật sắc nhọn để lấy bụi bẩn. Vì nó rất dễ khiến lớp lưới lọc hay màng lọc của máy lạnh bị thủng. Ngoài ra, nếu lọc gió không thể làm sạc được, hãy cân nhắc ngay đến việc thay lọc gió ô tô mới. Chi phí cho lọc gió điều hòa tương đối rẻ nên bạn có thể yên tâm.
Ngoài vệ sinh lọc gió ô tô cho điều hòa bạn cũng đừng quên xịt dung dịch vệ sinh ống gió của máy lạnh. Bạn chỉ cần mở quạt ở chế độ sưởi trong vòng 10 phút. Sau khi tắt sưởi, bạn hãy đưa đầu vòi xịt vào máy lạnh cabin. Khoảng 15 phút sau khi xịt xong, hãy mở cửa xe và khởi động chế độ sưởi với công suất gió tối đa. Tại sao phải vệ sinh ống gió máy lạnh, vì đây là 1 bộ phận ảnh hưởng đến quá trình lọc gió nên bạn hãy lưu ý nhé.
2. Giải đáp một số câu hỏi về lọc gió ô tô?
2.1 Lọc gió ô tô có được giặt không?
Trước hết Zestech khẳng định câu trả lời là không. Tại sao lại như vậy? Bạn hãy nhìn trực tiếp vào cấu tạo của bộ phận này để thấy chúng được làm bằng giấy xếp chéo từng lớp lên nhau. Nếu bạn giặt chúng bằng nước để vệ sinh thì kết cấu của nó bị bở ra, không thể nguyên vẹn như lúc đầu được nữa.
Đồng thời, chắc hẳn chủ xế nào cũng nắm rõ nguyên lý hoạt động của lọc gió ô tô là động cơ sẽ hút gió từ ngoài vào. Sau đó gió sẽ đi qua các khe giấy chéo và vào máy. Tất nhiên, các hỗn hợp bụi li ti trong gió sẽ bị các lưới giấy trong bộ lọc ngăn cản không cho đi vào trong máy hay bộ chế hòa khí được.
Nếu lọc gió sau khi giặt được gắn vào ô tô thì các vách ngăn sẽ bị bở ra. Đương nhiên lúc này sẽ không tránh khỏi việc một vài miếng sẽ bung ra bị hút vào động cơ. Động cơ sẽ không thể hoạt động được và bạn cần phải thay mới hoàn toàn bộ lọc gió ô tô. Vậy nên, đừng mang lọc gió ô tô đi giặt và dùng lại bạn nhé.
2.2. Hậu quả nếu để lọc gió động cơ bẩn là gì?
Hậu quả nếu để lọc gió bẩn là gì?
Lọc gió ô tô không được vệ sinh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của động cơ và liên quan đến một số bộ phận khác.
Khi lọc gió bị bám bụi bẩn, gió lưu thông vào trong động cơ nghiễm nhiên sẽ bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng không hề tốt đến lượng nhiên liệu hòa khí. Lúc này chủ xế sẽ phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh và duy trì được sự ổn định về tốc độ. Từ đó kéo theo việc nhiên liệu phải nạp vào xi lanh quá nhiều. Xe sẽ chạy mau hết xăng và mau nóng máy máy hơn.
Hơn thế nữa, lọc gió động cơ bẩn sẽ tạo ra muội than và khiến đầu bugi bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng kích nổ. Từ đó, năng lượng của tia lửa điện bị giảm, kéo theo hiệu suất đốt cháy hòa khí cũng yếu. Thậm chí, nếu bị bám bẩn dày, động cơ còn không thể đánh lửa, xe khi đi dễ gây giật và rung.
Lọc gió ô tô có ý nghĩa quan trọng trong hiệu suất vận hành động cơ của ô tô. Vậy nên bạn cần lưu ý kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo xe luôn hoạt động tốt trên từng cung đường. Hy vọng với ít phút lưu lại trên bài viết, đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.
Kommentare