Taplo ô tô là một trong những bộ phận quan trọng trong thiết kế khoang lái. Với những người lái xe lâu năm, có lẽ sẽ không lạ gì với thuật ngữ này. Tuy nhiên để hiểu chính xác về nó thì dù bạn là lái mới hay nhiều năm kinh nghiệm thì cũng chưa chắn nắm rõ hết khi điều khiển xe hơi. Đặc biệt là ý nghĩa các biểu tượng trên taplo ô tô. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây Zestech sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bộ phận taplo.
1. Taplo ô tô là gì?
Taplo ô tô là gì?
Taplo ô tô hay thường được gọi là bảng táp lô, bảng điều khiển. Đây là bộ phận đóng vai trò hiển thị những thông tin cơ bản mà người lái quan tâm khi điều khiển phương tiện di chuyển trên đường.
Vậy nên nó thường được lắp đặt ở những vị trí mà người lái có thể quan sát dễ dàng để không gặp tình trạng sao nhãng khi lái xe. Đó là nằm ngay sau vô lăng, dưới kính chắn gió phía trước của xe ô tô.
Về những thông tin hiển thị trên taplo thì tùy vào từng hãng xe, đời xe mà nó sẽ có sự sai biệt. Tuy vậy, nhìn chung thì bảng điều khiển vẫn sẽ bao gồm một số loại đồng hồ taplo ô tô quan trọng như sau:
Đồng hồ đo nhiên liệu
Đồng hồ đo tốc độ (còn gọi là công tơ mét)
Đồng hồ đo vòng tua của động cơ
Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát trên ô tô
2. Chi tiết những loại đồng hồ taplo xe hơi biểu thị
Việc nắm rõ chi tiết các loại đồng hồ taplo ô tô rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn biết được xe của mình có đang gặp vấn đề gì không và chủ động đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Dưới đây là một số loại đồng hồ taplo phổ biến:
2.1 Đồng hồ taplo ô tô đo tốc độ (công tơ mét)
Đồng hồ taplo đo tốc độ
Đồng hồ taplo đo tốc độ là loại đồng hồ có kích thước lớn nhất so với các hướng dẫn khác. Nó được thiết kế với hình tròn, bao gồm kim chỉ, trên mặt vạch chia và có đánh số rõ ràng. Chức năng chính của loại đồng hồ này là thông báo tốc độ hiện tại của ô tô đến người lái.
Đa số xe hơi tại Việt Nam đều sẽ có đồng hồ đo tốc độ với hiển thị vận tốc xe dưới dạng km/h. Trong khi, đối với một số loại xe nhập khẩu đến từ châu u hay châu Mỹ thì sẽ được cài đặt thêm tốc độ đo theo đơn vị dặm/giờ (mph).
Đồng hồ taplo đo tốc độ còn thực hiện nhiệm vụ hiển thị thông tin về quãng đường mà xe đã từng chạy, được chia làm 2 loại như sau:
– ODO: Đây là toàn bộ tổng quãng đường xe từ lần đầu tiên lăn bánh.
– TRIP: Thông tin quãng đường mà xe đã di chuyển trên một hành trình. Nhờ vào thông số này, người dùng sẽ có thể dễ dàng tính được mức tiêu thụ nhiên liệu của xe hơi.
2.2 Đồng hồ taplo đo vòng tua máy
Đồng hồ đo vòng tua máy
Được đặt cạnh đồng hồ đo tốc độ, loại đồng hồ đo vòng tua máy cũng có dạng hình tròn, tuy vậy kích thước lại nhỏ hơn. Với đồng hồ taplo ô tô này, người dùng có thể nắm được số vòng tua hiện tại của trục khuỷu động cơ trong vòng 1 phút. Mặt đồng hồ sẽ đánh số 1,2,3… tương ứng với số vòng tua 1000 vòng/phút, 2000 vòng/phút, 3000 vòng/phút,…
Vòng tua dưới 1000 vòng/phút thể hiện máy đang hoạt động ở trạng thái chờ.
Tăng vòng tua máy lên khoảng 2000 vòng/phút khi chuẩn bị xuất phát để tránh chết máy
Cao trên 2500 vòng/phút, bạn phải tăng số đồng hồ để hạn chế xe bị gằn khi di chuyển.
Khi kim vòng tua chỉ gần vạch đỏ (thường là 6,7,8 trở lên) điều này đồng nghĩa với việc tốc độ động cơ đang phải hoạt động gần đến giới hạn vòng tua. Lúc này, người lái cần nhanh chóng giảm ga hoặc tăng số để giúp động cơ hoạt động ổn định trở lại, tránh những hư hại không đáng có, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
2.3 Biểu tượng đồng hồ đo nhiên liệu
Biểu tượng đồng hồ đo nhiên liệu trên bảng taplo ô tô
Trên taplo ô tô, không thể thiểu đồng hồ đo nhiên liệu – công cụ hiển thị cho biết lượng nhiên liệu còn lại trong bình. Theo quy ước chung, thiết kế đồng hồ đo nhiên liệu trên mọi dòng xe sẽ là chữ F (Full) – hiển thị đầy nhiên liệu và chữ E (Empty) – hiển thị cạn nhiên liệu.
2.4 Đồng hồ taplo ô tô đo nhiệt độ nước làm mát
Đồng hồ taplo đo nhiệt độ nước làm mát động cơ
Thực hiện chức năng đo nhiệt độ hiện tại của nước làm mát động cơ, loại đồng hồ này có cách hiển thị giống với đồng hồ đo nhiên liệu. Cụ thể với 2 chữ H (hot – nóng) và C (Cold – lạnh).
Thông thường, khi xe chạy trong điều kiện thời tiết bình thường, nhiệt độ nước làm mát ổn định, kim chỉ đồng hồ sẽ nằm khoảng giữa H – C hoặc hơi lệch về phía vạch C. Ngược lại, nếu kim đồng hồ chỉ gần đến vạch H thì có nghĩa là nước làm mát cảnh báo ở mức cao, động cơ đang rất nóng, hệ thống làm mát gặp vấn đề. Lúc này chủ xế nên mang ngay xe đến các địa chỉ sửa ô tô uy tín để kiểm tra và khắc phục kịp thời, tránh làm hư hỏng máy.
3. Ý nghĩa các biểu tượng trên taplo ô tô
Bạn có biết, ngay cả với những lái xe dày dặn kinh nghiệm cũng khó có thể hiểu hết được ý nghĩa của tổng cộng 64 biểu tượng hiển thị trên taplo ô tô?
Dưới đây là ý nghĩa của từng biểu tượng trên bảng taplo ô tô mà lái xe nên biết:
01. Đèn sương mù phía trước đang bật
02. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện gặp vấn đề
03. Đèn sương mù sau đang bật
04. Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp
05. Đèn cảnh báo má phanh bị mòn
06. Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình đã được kích hoạt
07. Đèn báo rẽ (xi nhan)
08. Đèn cảnh báo cảm ứng mưa và ánh sáng gặp vấn đề
09. Đèn báo chế độ lái mùa đông
10. Đèn cảnh báo thông tin
11. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel
12. Đèn báo trời sương giá
13. Đèn báo bật công tắc khóa điện
14. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ
15. Đèn báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin
16. Cảnh báo giữ khoảng cách với xe khác
17. Đèn báo nhấn chân côn
18. Đèn báo nhấn chân phanh
19. Đèn báo khóa vô lăng
20. Đèn báo bật đèn pha
21. Đèn cảnh báo áp suất lốp thấp
22. Đèn báo thông tin đèn xi nhan
23. Báo lỗi đèn ngoại thất
24. Cảnh báo đèn phanh gặp vấn đề
25. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel gặp vấn đề
26. Báo lỗi đèn móc kéo
27. Hệ thống treo gặp vấn đề
28. Đèn cảnh báo chuyển làn đường mà không bật xi nhan (kích hoạt hệ thống chống ngủ gật, hỗ trợ chuyển làn)
29. Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác
30. Đèn báo chưa thắt dây an toàn
31. Đèn báo phanh đỗ xe
32. Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện
33. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe
34. Đèn báo xe cần bảo dưỡng
35. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng được kích hoạt
36. Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha
37. Cảnh báo cánh hướng gió sau gặp vấn đề
38. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần
39. Đèn cảnh báo túi khí
40. Đèn báo phanh tay
41. Đèn báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu
42. Đèn báo tắt hệ thống túi khí
43. Đèn báo lỗi cơ học hoặc lỗi điện
44. Đèn báo bật đèn cốt
45. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn, cần thay
46. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu
47. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo
48. Cảnh báo hệ thống làm mát gặp vấn đề
49. Đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) gặp vấn đề
50. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu
51. Đèn báo cửa xe mở
52. Đèn báo nắp capô mở
53. Đèn báo sắp hết nhiên liệu
54. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động
55. Đèn báo giới hạn tốc độ
56. Đèn báo giảm xóc
57. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
58. Đèn báo tan băng cửa sổ trước
59. Đèn báo cốp xe mở
60. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử (ESP)
61. Đèn báo cảm ứng mưa
62. Đèn cảnh báo lỗi động cơ hoặc có nguy hiểm
63. Đèn báo tan băng cửa sổ sau
64. Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động
4. Hướng dẫn giải quyết khi ô tô xuất hiện đèn cảnh báo
Trên bảng taplo ô tô sẽ có 3 màu đèn cảnh báo để người lái nắm được mức độ khi xe hơi gặp vấn đề. Cụ thể như sau:
– Đèn cảnh báo màu xanh: Nếu xe xuất hiện đèn cảnh báo màu xanh thường chỉ để nhắc nhở người lái về tình trạng hoạt động của thiết bị. Nó không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của xe nên bạn có thể yên tâm di chuyển.
– Đèn cảnh báo màu vàng: Ý nghĩa cảnh báo về các sự cố đã hoặc có thể xuất hiện. Ví dụ như khi nhiên liệu sắp hết, trục trặc hệ thống phanh,… Cấp độ nguy hiểm của đèn cảnh báo màu vàng chưa cao. Tuy nhiên, bạn cần chú ý điều chỉnh tốc độ xe chậm lại và dành thời gian đến các gara để được kiểm tra sớm nhất.
– Đèn cảnh báo màu đỏ: Mức độ nguy hiểm cao nhất. Bạn cần nên có phương án xử lý ngay lập tức và không nên di chuyển xe. Nếu đang đi trên đường, hãy gọi cứu hộ để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về taplo ô tô. Từ đó giúp bạn sử dụng và lái xe an toàn trên mọi cung đường.
Comments