Không ít tài xế có thói quen vượt xe khi đi đường, điều này không chỉ dễ vi phạm luật giao thông mà còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác. Dưới đây là các trường hợp tuyệt đối không nên vượt xe khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn mà Zestech chia sẻ, mời các bạn cùng tìm hiểu.
Những trường hợp nào không được vượt xe?
1. Đoạn đường nhiều ngõ ngách, tuyến đường giao nhau
Nếu bạn đang đi trên tuyến đường có nhiều ngõ ngách, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, bạn không nên cố gắng vượt qua trong trường hợp này. Đặc biệt là những tài xế không thuộc đường vì các tuyến đường nông thôn rất quanh co, khúc khuỷu nhưng lại thiếu các biển cảnh báo.
2. Đường đèo, dốc
Đoạn đường đèo đòi hỏi tài xế phải có kinh nghiệm lái xe dày dặn, khả năng xử lý tình huống tốt. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc đường xấu mà tài xế phải xuống dốc rất dễ gây mất phanh. Bên cạnh đó, bạn cần giữ khoảng cách an toàn, quan sát tình huống và giữ vận tốc lái vừa phải.
Các đường đèo, dốc ở Việt Nam thường là đường hai chiều dành cho phương tiện chạy hỗn hợp, nhiều dốc cua chỉ đủ cho 2 phương tiện có tải trọng nhỏ ngược chiều tránh nhau. Nếu gặp 2 phương tiện tải trọng lớn thì không đảm bảo bề rộng đường dễ dẫn đến tai nạn.
3. Đường vòng, đường có hình zích-zắc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế
Đây là các tuyến đường mà bạn không nên cố tình vượt xe khác vì những tuyến đường có hình dáng uốn lượn và rất khó nắm bắt các tình huống phía trước. Đặc biệt, ở các tuyến đường 1 làn, nơi có nhiều loại phương tiện giao thông di chuyển.
Đối với các tuyến đường có tầm nhìn hạn chế hoặc xe ô tô bạn bị che khuất tầm nhìn bởi một xe cỡ lớn phía trước thì bạn cũng không nên cố gắng vượt vì rất có thể bạn đã bị rơi vào điểm mù của xe phía trước.
4. Vượt xe ở hầm chui, cầu vượt, hầm vượt
Đối với những đường hầm chui, cầu vượt ở Việt Nam thường rất nhỏ hẹp, thường có 2 làn riêng biệt, 1 làn dành cho ô tô, 1 làn dành cho xe máy do vậy tài xế không nên cố gắng lấn làn xe khác để vượt. Vì như vậy không những vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình và người khác.
Hướng dẫn cách vượt xe an toàn và đúng luật
1. Báo hiệu bằng đèn hoặc còi
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Tuy nhiên từ 22h – 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Chỉ được phép vượt khi không có chướng ngại vật
Xe xin vượt chỉ được vượt khi:
– Không có chướng ngại vật phía trước; – Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt; – Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Phải vượt xe bên trái
Đối với các đường chỉ có một làn xe chạy, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, ngoại trừ 3 trường hợp sau được vượt phải:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; – Khi xe điện đang chạy giữa đường; – Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. Ví dụ: Xe lu đang làm đường trên làn ngoài cùng bên trái thì các xe khác được vượt phải.
Trong đó, vượt phải là tình huống giao thông khi có một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều (Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ).
Đối với đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái thì được phép vượt phía bên phải miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường.
Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ (điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, khoản 3.61 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).
4. Giảm tốc độ khi có xe xin vượt
Khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe xin vượt.
5. Trường hợp cấm vượt xe
Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
– Trên cầu hẹp có một làn xe; – Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; – Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; – Xe ưu tiên (xe cấp cứu, xe cứu hỏa…) đang phát tín hiệu ưu tiên; – Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; – Không đảm bảo các điều kiện được vượt xe.
6. Thiết bị hỗ trợ vượt xe an toàn
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ người lái trong quá trình di chuyển trên đường. Màn hình ô tô tích hợp rất nhiều tính năng như cảnh báo khi có chướng ngại vật tới gần giúp người lái khi muốn vượt xe hoặc có xe muốn vượt lên trên.
Camera hành trình cũng là một trong những thiết bị giúp hỗ trợ phát hiện vật cản khi di chuyển trên đường. Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm camera này như S6 Plus, S8 Plus, người lái có thể mua tại các đại lý trên cả nước.
Mức xử phạt khi vượt xe sai luật
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 và khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
Như vậy, theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn sẽ có mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Comments