Nhiều người cho rằng chất lượng sơn xe ô tô bên ngoài không bằng sơn nguyên bản. Nếu sơn dặm xe sẽ bị tình trạng hai màu.
Sơn xe ô tô rất nhạy cảm. Từ các tác động vật lý như va quẹt, cạ chạm đến những yếu tố môi trường như nhiệt độ, nắng mưa, bụi bẩn… đều có thể làm tổn hại đến sơn xe.
Nội dung chính
Các trường hợp nên sơn xe ô tô
Sơn xe bị trầy xước
Sơn xe ô tô có 3 lớp chính: lớp sơn phủ bóng ở trên, lớp sơn màu ở giữa và lớp sơn lót ở dưới cùng. Ngoài ra còn có lớp sơn chống gỉ. Nếu sơn xe bị các khuyết tật, tổn hại nhỏ, chỉ nằm ở lớp sơn bóng bên trên thì có thể khắc phục bằng cách hiệu chỉnh, đánh bóng xe ô tô.
Sơn xe ô tô có 3 lớp chính
Tuy nhiên với những khuyết tật, trầy xước nặng ở diện rộng, xâm phạm đến lớp sơn chính, thậm chí là lớp sơn lót, sơn chống gỉ và vỏ xe thì cần phải sơn lại. Sơn xe ô tô sẽ giúp xử lý những vết trầy xước, trả lại diện mạo mới đẹp cho sơn xe. Tuỳ vào tình trạng nặng nhẹ, kích thước, diện tích của vùng xước mà sẽ sơn dặm nhỏ hay sơn cả một vùng.
Sơn xe ô tô sẽ giúp xử lý những vết trầy xước
Xem thêm:
Có nên phủ gầm ô tô không?
Những lưu ý trước khi dán phim cách nhiệt ô tô
Các loại vật liệu cách âm ô tô cho hiệu quả tốt
Sơn xe bị bạc màu, nứt nẻ
Không gì là tồn tại mãi mãi, nhất là sơn xe ô tô khi ngày ngày phải chịu nắng mưa, tiếp xúc khói bụi ô nhiễm, chất bẩn… Thời gian hoàng kim của sơn xe ô tô thường tầm 5 năm. Kể từ sau 5 năm, sơn xe sẽ bắt đầu có các dấu hiệu xuống cấp như bạc màu. Sau 10 năm, sơn xe thường nứt nẻ, bong tróc. Tuy nhiên, tuổi thọ sơn xe ô tô cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng, thói quen sử dụng của mỗi người.
Sau nhiều năm sử dụng, sơn xe ô tô bị bạc màu, phai màu…
Để khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, nứt nẻ, bong tróc… không còn cách nào khác ngoài sơn lại xe. Với trường hợp này thông thường người ta sẽ chọn sơn mới lại toàn bộ xe ô tô.
Muốn đổi màu sơn xe ô tô
Không ít trường hợp sau một thời gian sử dụng, chủ xe muốn đổi lại màu sơn ô tô của mình. Có rất nhiều nguyên nhân như muốn thay đổi màu để xe mới mẻ hơn; muốn chọn một màu sơn độc đáo, khác biệt với các màu cơ bản nhà sản xuất cung cấp; muốn đổi màu sơn để hợp mệnh, hợp phong thuỷ…
Các kiểu sơn xe ô tô
Có 2 kiểu sơn xe ô tô: sơn dặm và sơn lại toàn bộ xe.
Sơn dặm
Sơn dặm ô tô (hay còn gọi sơn vá) là sơn một khu vực, một bộ phận, một vị trí cụ thể nào đó trên xe ô tô, không phải sơn toàn bộ xe. Kỹ thuật này thường dùng để khắc phục các vết trầy xước nhỏ, nhẹ hay các vết trầy xước chỉ tập trung trong một khu vực, một bộ phận trên xe.
Ưu điểm của sơn dặm là chi phí rẻ hơn nhiều so với sơn lại toàn bộ xe. Thời gian sơn cũng ít hơn, chỉ tầm 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên sơn dặm xe hơi lại đòi hỏi độ khó rất cao ở công đoạn pha màu và phun sơn. Bởi pha màu và phun sơn làm sao để vùng sơn mới tương đồng, hài hoà nhất với lớp sơn cũ xung quanh không phải là việc dễ dàng. Công đoạn này đòi hỏi thợ không chỉ thành thạo mà phải phải có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm.
Trong các kiểu sơn dặm, sơn dặm xử lý các vết xước nhỏ trên toàn bộ thân xe là khó nhất. Bởi dù vết xước nhỏ nhưng lại trải đều nên nếu pha màu và phun sơn không đúng kỹ thuật sẽ khiến sơn xe không đều màu, bị lốm đốm.
Sơn toàn bộ ô tô
Sơn toàn bộ ô tô là mài bốc toàn bộ lớp sơn cũ sau đó sơn chống gỉ và sơn mới lại bằng 4 lớp chuẩn: sơn chống gỉ, sơn lót, sơn chính và sơn bóng. Có hai cách sơn toàn bộ ô tô là sơn ngoài và sơn toàn diện khung.
Sơn ngoài là chỉ sơn phần vỏ ngoài xe, những vị trí có thể thấy được. Còn sơn toàn diện là cách sơn giống như nhà sản xuất làm, sơn toàn bộ khung xe và vỏ xe cả phần thấy được và phần khuất bên trong.
Sơn ngoài là chỉ sơn phần vỏ ngoài xe, những vị trí có thể thấy được
Xem thêm:
Nên bọc trần xe ô tô loại nào tốt?
Những kinh nghiệm bọc ghế da ô tô giúp tránh phí tiền
Có nên độ cửa hít ô tô không?
Để sơn toàn diện, cần phải tháo hết tất cả máy móc, nội thất xe để thấy rõ được toàn bộ khung và thân vỏ xe. Khi sơn lại xe ô tô, hiếm khi áp dụng cách này bởi quy trình thực hiện rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian nhưng quan trọng cũng không thực sự cần thiết nếu thân vỏ xe không bị hư hại nghiêm trọng.
Sơn toàn diện là tháo hết tất cả máy móc, nội thất để sơn loại toàn bộ khung, thân vỏ xe cả trong lẫn ngoài
Người ta thường chọn cách sơn lại toàn bộ xe ô tô khi xe bị trầy xước ở thể nặng và phân bố nhiều vị trí, sơn xe nhiều năm bị bạc màu, bong tróc hay khi muốn đổi màu sơn xe.
Giá sơn lại toàn bộ xe ô tô khá cao. Thời gian thực hiện cũng lâu, có thể kéo dài từ 5 – 15 ngày.
Giá sơn xe ô tô
Giá sơn xe ô tô sẽ tuỳ thuộc vào khu vực sơn trên xe và loại sơn xe. Hiện tại, giá sơn xe ô tô mới nhất dao động:
Giá sơn xe ô tô hatchback cỡ nhỏ như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo…Giá sơn xe ô tô hatchback cỡ nhỏSơn cả xe giữ màu cũ6.500.000 – 10.000.000 đồngSơn cả xe đổi màu mới8.000.000 – 12.000.000 đồngSơn quây cả xe (trừ nóc, capo và cốp)5.000.000 – 8.000.000 đồngSơn capo600.000 – 800.000 đồngSơn badershock500.000 – 700.000 đồngSơn tai xe400.000 – 600.000 đồngSơn cánh cửa500.000 – 700.000 đồngSơn gương100.000 – 300.000 đồngSơn mâm200.000 – 400.000 đồngSơn cốp xe500.000 – 700.000 đồng
Giá sơn xe ô tô sedan như Toyota Vios, Mazda 3, Toyota Camry…Giá sơn xe ô tô sedanSơn cả xe giữ màu cũ7.500.000 – 14.000.000 đồngSơn cả xe đổi màu mới9.000.000 – 16.000.000 đồngSơn quây cả xe (trừ nóc, capo và cốp)6.000.000 – 12.000.000 đồngSơn capo650.000 – 850.000 đồngSơn badershock600.000 – 800.000 đồngSơn tai xe400.000 – 600.000 đồngSơn cánh cửa600.000 – 800.000 đồngSơn gương150.000 – 350.000 đồngSơn mâm250.000 – 450.000 đồngSơn hông400.000 – 600.000 đồngSơn cốp xe550.000 – 750.000 đồng
Giá sơn xe ô tô 5 chỗ gầm cao và xe 7 chỗ SUV/CUV: Mazda CX-5, Honda CR-V, Toyota Fortuner…Giá sơn xe ô tô SUV/CUVSơn cả xe giữ màu cũ8.500.000 – 15.000.000 đồngSơn cả xe đổi màu mới11.000.000 – 17.000.000 đồngSơn quây cả xe (trừ nóc, capo và cốp)7.000.000 – 13.00.000 đồngSơn capo700.000 – 900.000 đồngSơn badershock650.000 – 850.000 đồngSơn tai xe450.000 – 650.000 đồngSơn cánh cửa650.000 – 850.000 đồngSơn gương150.000 – 250.000 đồngSơn mâm250.000 – 450.000 đồngSơn hông500.000 – 700.000 đồngSơn cốp xe650.000 – 850.000 đồng
Các loại sơn xe ô tô
Tại Việt Nam hiện có nhiều dòng sơn xe ô tô khác nhau, đa phần đều đến từ những thương hiệu sơn xe nổi tiếng thế giới. Theo đánh giá của một số thợ sơn xe ô tô giàu kinh nghiệm, khi sơn xe ô tô nên ưu tiên lựa chọn các loại sơn nổi tiếng sau:
Sơn Dupont
Dupont là thương hiệu sơn cao cấp đến từ Mỹ. Tại Việt Nam, sơn Dupont nhận được nhiều đánh giá tốt nhất về chất lượng. Ưu điểm sơn ô tô Dupont: màu dễ vào, mịn và sáng (nhất là màu hệ nhũ), dầu bóng tốt, dễ phun (ít bị lỗi hoa, đốm khi phun)… Tuy nhiên giá sơn xe Dupont cũng khá cao, màu bắn lâu khuất, bả matit làm khô chưa tốt…
Sơn Dupont nhận được nhiều đánh giá tốt nhất về chất lượng
Xem thêm:
Những kinh nghiệm độ LED cho ô tô nhất định phải biết
Có nên độ lazang ô tô không?
Sơn R-M
R-M là một thương hiệu sơn cao cấp đến từ Đức. Sơn xe ô tô R-M có ưu điểm: độ bóng cao; thời gian khô nhanh; không mail đơ, xô nhũ khi sơn; bả matit và dấu bóng tốt… Tuy nhiên giá sơn R-M khá cao.
Sơn Sikkens
Sikkens là một thương hiệu sơn của Hà Lan, chất lượng được đánh giá tương đương với Dupont nhưng giá sơn Sikkens rẻ hơn Dupont. Sơn ô tô Sikkens có ưu điểm: vào màu dễ và chuẩn (nhất là xe Hyundai từ 2010 trở lại đây); bả matit khô chuẩn, điền đầy, xốp, dễ mài; sơn lót khô nhanh, độ điền đầy cao; dầu bóng tốt… Tuy nhiên so với sơn xe Dupont thì Sikkens khó vào hệ màu nhũ hơn.
Sơn Sikkens được đánh giá tương đương với Dupont nhưng giá rẻ hơn
Sơn ICI Nexa
ICI Nexa (PPG) là một thương hiệu sơn xe nổi tiếng toàn cầu của tập đoàn PPG (Mỹ). Đặc điểm của dòng sơn này: màu hơi tốt phù hợp với màu không trong, nhanh vào màu, tỷ lệ mail đơ 30% – 70%, có dòng sơn gốc nước EHP độ phủ và màu đẹp, giá trung bình…
Sơn Debeer
Debeer (Valspar) là một thương hiệu sơn xe của tập đoàn sơn xe lớn nhất thế giới – Valspar (Mỹ). Ưu điểm của sơn Debeer: không bị mail đơ, xô nhũ; màu đẹp, bóng, chất lượng…
Ngoài ra còn có các dòng sơn xe ô tô khác: sơn Noroo-Nanpao (Hàn Quốc), sơn Hi-Q (Hàn Quốc), sơn Nippon (Nhật)…
Quy trình sơn xe ô tô
Tuỳ vào tình trạng lớp sơn cũ của xe cũng như kiểu sơn (sơn dặm hay sơn toàn bộ) mà quy trình sơn xe sẽ có khác nhau. Tuy nhiên, thông thường cũng sẽ theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra và đánh giá sơn xe ô tô
Đầu tiên là bước kiểm tra, đánh giá sơn xe để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Tiến hành kiểm tra những vị trí hư hại, độ dày của lớp sơn bằng các dụng cụ chuyên dụng như đèn kiểm tra sơn xe, máy đo độ dày sơn… Từ đó đưa ra phương pháp xử lý như sơn dặm hay sơn lại toàn bộ xe.
Đầu tiên là bước kiểm tra, đánh giá sơn xe ô tô
Bước 2: Mài sơn cũ, loại bỏ gỉ sét, làm đồng sơn xe ô tô (nếu cần)
Tiếp theo là bước mài bỏ lớp sơn cũ, loại bỏ các gỉ sét (nếu có). Ở công đoạn này thờ thường dùng máy mài lắp giấy nhám có độ mịn phù hợp để mài bốc sơn cũ, loại sạch các vết gỉ sét.
Riêng với những thân xe bị va chạm, tai nạn làm biến dạng sẽ tiến hành làm đồng ô tô để lấy lại diện mạo theo form chuẩn ban đầu của xe. Khi làm đồng ô tô thường dùng các kỹ thuật rút tôn, gò, nắn kéo… để phần thân vỏ bị móp méo, biến dạng trở về vị trí cũ.
Tiếp theo là mài bỏ lớp sơn cũ
Xem thêm:
Camera hành trình ô tô loại nào tốt?
Kinh nghiệm lắp camera lùi ô tô
Có nên lắp camera 360 độ cho ô tô không?
Bước 3: Sơn chống gỉ ô tô
Sau khi hoàn tất công đoạn mài bốc sạch sơn cũ, tẩy gỉ cũng như làm đồng (nếu cần thiết) sẽ tiến hành sơn phủ lên thân vỏ xe một lớp sơn chống gỉ. Lớp sơn này có tác dụng chống ẩm, ngăn ngừa gỉ sét phá huỷ từ bên trong. Khi lớp sơn chống gỉ khô sẽ dùng máy bọc giấy nhám để mài nhám mặt sơn, tăng độ bám dính cho lớp bả matit cũng như lớp sơn lót.
Sơn chống gỉ có tác dụng chống ẩm, ngăn ngừa gỉ sét phá huỷ từ bên trong
Bước 4: Đánh bả matit xử lý các vết lõm
Nếu vỏ xe bị các vết lõm nhỏ khó xử lý triệt để bằng các kỹ thuật làm đồng xe ô tô thì sẽ được đánh bả matit để lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn.
Bả matit ô tô có các thành phần chủ yếu gồm nhựa, chất màu, dung môi… thường được tách rời, khi dùng tuỳ theo bề mặt mà sẽ trộn với tỷ lệ phù hợp. Khi phủ bả matit lên vỏ thép xe ô tô, theo kỹ thuật chuẩn thường có 4 bước:
Lần thứ nhất lấy 1 lớp mỏng, giữ dao bả vuống góc, miết ép để bả trám đầy các vết xướt trên sơn chống gỉ do đánh nhám
Lần thứ hai lấy lượng nhiều hơn, nghiêng dao từ 35 đến 45 độ, đánh từ trong ra ngoài, càng ra mép càng nghiêng dao để tạo lớp mỏng.
Lần thứ ba thực hiện tương tự lần hai
Lần cuối giữ dao gần như áp sát bề mặt để làm phẳng bề mặt
Lớp bả matit sau khi hoàn tất thường phải cao hơn một chút so với bề mặt chung để trừ hao phần đánh mài nhẵn. Sau khi bả matit sẽ sấy khô bả và đánh nhám tạo hình, đám nhám để tăng cường độ kết dính cho lớp sơn lót.
Bả matit giúp lấp đầy, tạo hình lại bề mặt theo form xe chuẩn
Bước 5: Sơn lót
Sau khi chuẩn bị bề mặt và thực hiện che chắn những vùng không sơn sẽ đến công đoạn sơn lót. Lớp sơn lót này có tác dụng che màu bả matit hoặc sơn chống gỉ cũng giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn. Phun sơn lót hoàn tất tiến hành sấy khô sơn lót và dùng máy quỹ đạo đánh nhám sơn lót để tăng độ liên kết với lớp sơn chính.
Sơn lót này có tác dụng che màu bả matit cũng như lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, bóng đẹp hơn
Bước 6: Sơn màu
Trước khi thực hiện phun lớp sơn màu cần che chắn các vùng không sơn cẩn thận như trước khi sơn lót.
Pha sơn màu
Kỹ thuật pha màu sơn ô tô sẽ quyết định hơn 70% chất lượng màu sơn. So với trước kia, ngày nay việc pha màu sơn xe ô tô đã trở nên đơn giản hơn và độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ có sự hỗ trợ của thiết bị pha màu sơn vi tính.
Hầu hết các màu sơn xe “zin” của nhà sản xuất ô tô đều có mã màu, có thể tra được công thức. Do đó việc sơn dặm hay sơn toàn bộ xe theo màu sơn “zin” của hãng không quá khó, độ tương đồng gần như tuyệt đối. Với trường hợp muốn đổi màu sơn xe, các địa chỉ sơn xe ô tô hiện cũng có catalogue màu sơn xe ô tô để khách lựa chọn.
Phun sơn màu
Khi phun sơn, kỹ thuật phun sơn là quan trọng nhất. Kỹ thuật phun sơn sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn.
Kỹ thuật phun sơn chuẩn đòi hỏi rất cao các yếu tố: cách cầm súng phun sơn ô tô, chỉnh súng sơn áp suất khí thường 1.8 – 2.0 bar, độ xoè 2 – 2.5 vòng, lượng sơn 2 – 2.5 vòng…, góc phun sơn luôn giữ vuông góc (dù đứng hay ngồi), khoảng cách giữa súng phun sơn và bề mặt sơn thường 100 – 200 mm, tốc độ di chuyển phun sơn xe ô tô: thường 900 – 1200 mm/s, mức độ chồng đè khi phun thường 1/2 đến 2/3 vệt sơn…
Kỹ thuật phun sơn sẽ quyết định 20% – 30% chất lượng màu sơn
Sấy sơn màu
Sau khi sơn màu là bước sấy sơn với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 7: Sơn bóng
Lớp sơn bóng cũng được thực hiện theo kỹ thuật phun tương tự khi phun sơn màu. Sau khi hoàn tất phun sơn bóng cũng tiến hành sấy khô với thời gian và nhiệt độ sấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra
Sau khi lớp sơn bóng khô hoàn toàn đến công đoạn đánh bóng. Việc này giúp sửa các lỗi sơn nếu có, tạo độ sáng bóng đều cho bề mặt sơn. Cuối cùng là bước kiểm tra lần cuối bằng các dụng cụ như đèn kiểm tra xước sơn xe, máy đo độ dày sơn xe…
Một số bước làm đẹp và tăng cường bảo vệ sơn xe:
Sau khi sơn xe ô tô, để giúp tăng cường độ sáng bóng và tuổi thọ sơn xe, người ta thường phủ nano hoặc phủ ceramic ô tô. Chất phủ nano hay chất phủ ceramic có tác dụng tăng cường bảo vệ lớp sơn bóng cho xe, giảm tổn hại nếu bị trầy xước, giúp sơn xe bóng đẹp hơn. Ngoài ra còn tạo “hiệu ứng lá sen” chống bám nước, hạn chế bám dính các chất bẩn gây hại cho sơn xe.
Phủ ceramic ô tô giúp tạo độ bóng và tăng cường bảo vệ cho sơn xe
Thủ tục đổi màu sơn xe ô tô
Khi muốn đổi màu sơn xe oto cần phải đăng ký đổi màu sơn. Bởi nếu tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với màu ghi trong Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân, 600.000 – 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ ô tô. Chủ xe nên thực hiện thủ tục đổi màu sơn xe mới trước khi tiến hành thay đổi màu sơn xe.
Khi muốn đổi màu sơn xe oto cần phải đăng ký đổi màu sơn
Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA của Bộ Công an, thủ tục đổi màu xe trên Giấy chứng nhận đăng ký xe như sau:
Hồ sơ chuẩn bị gồm: Giấy khai đăng ký xe, Giấy tờ chủ xe (giấy Chứng minh nhân dân), Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Hồ sơ nộp tại: Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sát Công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Khi đổi màu sơn xe trên Giấy chứng nhận đăng ký xe, chủ xe phải mang xe đến để kiểm tra.
Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe mới không quá 30 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Những thắc mắc thường gặp khi sơn xe ô tô
Màu sơn mới có giống hoàn toàn với màu nguyên bản của xe không?
Với các trường hợp sơn dặm hay muốn sơn toàn bộ xe theo màu sơn cũ thì hiện nay có thể có được màu sơn hoàn toàn giống với màu xe nguyên bản. Mỗi mẫu xe ô tô khi xuất xưởng sẽ có một mã màu. Mã màu này thường được ghi ở một vài vị trí nhất định trên vỏ xe như dưới nắp capo…
Màu sơn mới sẽ giống hoàn toàn với màu sơn nguyên bản xe
Xem thêm:
Các loại màn hình ô tô Android tốt nhất hiện nay
Kinh nghiệm độ loa ô tô & âm ly
Định vị xe ô tô loại nào tốt?
Ngoài ra, có thể liên hệ hỏi trực tiếp đại lý xe để biết mã màu xe. Riêng một số trường hợp giấu mã màu thì các thợ pha màu chuyên nghiệp thường vẫn có cách để tra được mã màu. Chỉ cần có được mã màu này cùng với sự hỗ trợ của dàn máy pha màu sơn vi tính là có thể pha được màu sơn nguyên bản với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Nếu chọn đổi màu sơn xe, cần lưu ý gì?
Với trường hợp muốn đổi màu sơn xe oto, dịch vụ sơn xe thường sẽ đưa bảng màu cho chủ xe lựa chọn. Khi chọn màu, chủ xe cần lưu ý nên nhìn kỹ màu ở nhiều góc độ, điều kiện ánh sáng khác nhau. Bởi có nhiều màu sơn xe, nhất là nhóm màu dạng nhũ, ánh sẽ dễ thay đổi sắc thái khi gặp điều kiện ánh sáng khác nhau.
Sơn dặm sau một thời gian có bị đậm – nhạt, khác màu với sơn cũ không?
Dù màu sơn pha ra chính xác tuyệt đối với màu sơn nguyên bản nhưng sau một thời gian phần sơn dặm cũng sẽ có sự khác biệt ít nhiều so với màu sơn cũ xung quanh. Nguyên nhân là bởi sơn cũ vốn đã chịu tác động bởi nắng, mưa, hoá chất (khi rửa xe) nên tính chất (nhất là màu sắc) đã thay đổi, không còn mới nguyên.
Do đó, để tránh tình trạng này nhiều địa chỉ sơn xe ô tô sẽ khuyên khách hàng sơn lại cả mảng thay vì chỉ sơn dặm trầy đâu sơn đó.
Nên sơn ô tô lại cả mảng thay vì chỉ sơn vá các vết trầy xước
Xem thêm:
Nên mua thảm lót sàn ô tô loại nào?
Bọc vô lăng hãng nào tốt?
Kinh nghiệm chọn mua gối tựa đầu ô tô
Sơn ô tô ở đâu tốt?
Khi sơn xe ô tô, việc lựa chọn địa chỉ sơn xe rất quan trọng. Bởi nơi đây sẽ quyết định việc “thành – bại” khi sơn xe. Khác với nhiều lĩnh vực chăm sóc ô tô, sơn xe yêu cầu nhiều yếu tố kỹ thuật rất cao từ vật tư, máy móc, phòng sơn đến tay nghề thợ pha sơn, phun sơn… Trong suốt quá trình sơn xe, chỉ cần một sai phạm nhỏ cũng có thể dẫn đến lỗi sơn xe như lỗi sơn bị mắt cá, dính bụi sơn, da cam, chảy sơn, loang màu cục bộ…
Vì thế, khi chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ sơn xe, chủ xe nên cân nhắc kỹ. Một địa chỉ sơn xe đạt chuẩn cần có phòng phun sơn chuyên dụng, lò sấy, máy hút bụi sơn, thiết bị trộn sơn… Song song đó thợ thực hiện cũng cần có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Những địa chỉ sơn xe oto uy tín thường có chính sách bảo hành 3 – 12 tháng nhằm cam kết chất lượng sơn xe vẫn đảm bảo dù sau một thời gian sử dụng.
Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của những người từng có kinh nghiệm sơn xe như bạn bè, người thân… hay trên các diễn đàn, hội nhóm ô tô để chọn được địa chỉ sơn xe uy tín, chất lượng.
Khải Đặng
*Liên hệ 0777.669.486 để được tư vấn các ưu đãi khi đặt quảng cáo trên bài viết
Câu hỏi thường gặp về sơn xe ô tô
📌 Đổi màu sơn xe ô tô hết bao nhiêu tiền?
Trả lời: Giá đổi màu sơn xe dao động từ 8 – 20 triệu đồng tuỳ theo loại sơn, dòng xe.
📌 Đổi màu sơn xe có bị phạt không?
Trả lời: Khi đổi màu sơn xe khác với màu ghi trong đăng ký xe thì cần phải làm thủ tục đổi màu sơn xe, cấp lại đăng ký xe mới. Nếu không làm thủ tục đổi màu sơn xe thì sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng đối với chủ xe cá nhân, 600.000 – 800.000 đồng đối với chủ xe là tổ chức.
📌 Sơn lại xe ô tô có bền không?
Trả lời: Độ bền của sơn xe tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như loại sơn sử dụng, kỹ thuật phun sơn… Nếu lựa chọn các loại sơn cao cấp thì độ bền sơn mới không thua kém gì so với sơn zin.
Comments