top of page

Nghị định 100 nồng độ cồn với người uống rượu, bia lái xe

Ảnh của tác giả: Tây Ninh mitsubishiTây Ninh mitsubishi

Đã cập nhật: 12 thg 12, 2022




Bắt đầu từ ngày 01/01/2020 nhà nước ban hành Nghị định 100 hay còn gọi là Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông thay cho Nghị định cũ. Theo đó, các mức xử phạt sẽ nặng hơn rất nhiều và đặc biệt trong đó Nghị định 100 nồng độ cồn bộ sung thêm quyết định tước giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau bài viết dưới đây nhé.

1. Nghị định 100 nồng độ cồn quy định như thế nào?


nghi-dinh-100-nong-do-con

Nghị định 100 nồng độ cồn

Đứng trước bối cảnh ngày có càng nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm do nguyên nhân lái xe trong tình trạng uống rượu bia gây ra nên chính phủ đã ban hành Nghị định 100 nồng độ cồn mới thay Nghị định cũ có mức xử lý nặng hơn. Nếu như Nghị định 46/2016/NĐ-CP chỉ xử phạt hành chính đối với các chủ phương tiện vi phạm nồng độ cồn thì với Nghị định 100 này sẽ bổ sung thêm mức xử lý tước giấy phép lái xe.

Cụ thể, trong Nghị định 100 nồng độ cồn có quy định về mức nồng độ cho phép khi tham gia giao thông đối với các chủ phương tiện xe cơ giới được thay đổi như sau:

Nghị định

Mức nồng độ cồn cho phép

Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Mức nồng độ còn cho phép của các phương tiện xe ô tô, xe gắn máy trong máu nồng độ cồn cho phép không được vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0.25 mg/1 lít khí thở.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Chủ phương tiện điều khiển xe cơ giới uống rượu bia không được phép lái xe. Điều này có nghĩa là mức nồng độ cồn cho phép trong máu không được vượt quá 0mg/100ml máu.

Với bảng so sánh quy định giữa 2 Nghị định có thế thấy hiện nay chính phủ nghiêm cấm hoàn toàn hành vi uống rượu, bia khi lái xe. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.

2. Nghị định 100 nồng độ cồn có mức phạt như thế nào?

Với Nghị định 100 nồng độ cồn có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 không chỉ thay đổi về quy định và mức xử phạt cũng có nhiều biến động. Thay vì chỉ xử phạt hành chính thì nay các chủ phương tiện giao thông còn bị tịch thu giấy phép lái xe có thời gian. Cụ thể mức phạt Nghị định 100 nồng độ cồn như sau:

2.1 Mức xử phạt đối với xe ô tô

Nếu chủ phương tiện xe cơ giới là ô tô thì nếu vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100 như sau:

  1. Phạt số tiền hành chính từ 6 – 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

  2. Phạt số tiền hành chính từ 16 – 18 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

  3. Phạt số tiền hành chính từ 30 – 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

2.2 Mức xử phạt đối với xe máy


muc-phat-nghi-dinh-100-nong-do-con

Mức phạt Nghị định 100 nồng độ cồn

Với chủ phương tiện xe cơ giới là xe máy thì theo Nghị định 100 nồng độ cồn mới nhất sẽ có mức xử phạt như sau:

  1. Phạt số tiền hành chính từ 2 – 3 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

  2. Phạt số tiền hành chính từ 4 – 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

  3. Phạt số tiền hành chính từ 6 – 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

2.3 Mức xử phạt đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

Trong trường hợp với xe cơ giới là xe máy kéo và xe máy chuyên dùng nếu vi phạm Nghị định 100 nồng độ cồn sẽ có mức xử phạt như sau:

  1. Phạt số tiền hành chính từ 3 – 5 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật từ 10 tháng đến 12 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

  2. Phạt số tiền hành chính từ 6 – 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật từ 16 tháng đến 18 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

  3. Phạt số tiền hành chính từ 10 – 12 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật từ 22 tháng đến 24 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

2.4 Mức xử phạt đối với xe đạp, xe đạp máy

Nếu như trước đây trong trường hợp Nghị định 46/2016/NĐ-CP không có mức xử phạt đối với xe đạp và xe đạp máy thì nay với Nghị định 100 xử phạt nồng độ cồn đã bổ sung thêm. Cụ thể như sau:

  1. Phạt số tiền hành chính từ 80.000VNĐ – 100.000VNĐ nếu vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

  2. Phạt số tiền hành chính từ 200.000VNĐ – 300.000VNĐ nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

  3. Phạt số tiền hành chính từ 400.000 – 600.000VNĐ nếu vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Nghị định 100 nồng độ cồn có hiệu lực thực hiện vào năm 2020 đã quy định rõ về nống độ cho phép cũng như mức xử phạt với hành vi uống rượu, bia khi lái xe. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.

2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page