Có bằng ô tô có cần bằng xe máy không đây là câu hỏi đang được rất nhiều người thắc mắc và băn khoăn. Khi tham gia giao thông bằng xe máy thì khi bị cơ quan chức năng kiểm tra có thể đưa bằng ô tô thay vì xe máy được hay không? Nếu đó đang là thắc mắc của bạn thì đừng chần chờ gì nữa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khi có bằng ô tô có cần bằng xe máy không?
Khi có bằng ô tô có cần bằng xe máy không?
Theo quy định khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về bằng lái xe khi tham gia giao thông hiện nay tại Việt Nam là người lái xe tham gia giao thông bằng phương tiện nào thì bắt buộc phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó, nếu không sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Với quy định trên thì chúng ta có thể khẳng định chắc chắn là khi có bằng ô tô các bạn vẫn cần có bằng xe máy khi tham gia giao thông bằng xe máy, không thể dùng bằng ô tô thay thế được.
Ô tô và xe máy là 2 phương tiện khác nhau, theo luật giao thông đường bộ giấy phép lái xe là điều kiện cần khi bạn để bạn điều khiển phương tiện đúng quy định pháp luật. Khi điều khiển giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe phù hợp với loại xe được điều khiển.
2. Mức phạt không có bằng lái khi tham gia giao thông
Mức phạt không có bằng lái khi tham gia giao thông
Theo quy định pháp luật trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP xe máy tham gia giao thông cần phải có bằng lái xe, nếu không có thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt là:
+ Phạt tiền từ 800.000 VNĐ – 1.200.000 VNĐ đối với xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
+ Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
3. Ưu tiên thi bằng xe máy khi đã có bằng ô tô
Khi có bằng ô tô thì các bạn vẫn cần bằng xe máy tuy nhiên một thông tin đáng mừng cho những ai đang chuẩn bị đi thi bằng xe máy đó là các bạn sẽ được miễn hoàn toàn phần thi lý thuyết và chỉ cần thi thực hành khi đã có bằng ô tô. Với ưu tiên này thì sẽ đơn giản hóa quy trình thi,giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều.
4. Thi bằng xe máy khi đã có bằng lái ô tô thì cần hồ sơ gì
Khi đã có bằng lái ô tô các bạn không cần thi lý thuyết do đó hồ sơ cần chuẩn bị cũng sẽ khác so với những bản hồ sơ thông thường. Bộ hồ sơ đó cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
+ Bằng lái xe ô tô (phô tô công chứng)
+ CMND hoặc thẻ căn cước (phô tô công chứng).
+ 2 tấm ảnh khổ 4×6 theo quy định.
5. Giới thiệu các loại giấy phép lái xe được sử dụng ở Việt Nam
Giới thiệu các loại giấy phép lái xe được sử dụng ở Việt Nam
Tại Việt Nam khi tham gia giao thông dù bạn sử dụng phương tiện cơ giới nào đều cần phải có bằng lái xe phù hợp. Sau đây là các loại giấy phép lái xe được sử dụng ở Việt Nam:
+ Giấy phép lái xe hạng A1: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50-174cc.
+ Giấy phép lái xe hạng A2: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe 2 bánh có dung tích trên 175cc, và được sử dụng cho tất cả những loại phương tiện được quy định trong hạng A1.
+ Giấy phép lái xe hạng A3: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe mô tô 3 bánh, xe lam 3 bánh, xích lô có gắn máy và cả những phương tiện có trong bằng lái A1.
+ Giấy phép lái xe hạng A4: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe cơ giới dạng máy kéo có tải trọng dưới 1 tấn.
+ Giấy phép lái xe hạng B1: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn. Nhưng lại không được sử dụng với mục đích hành nghề lái xe
+ Giấy phép lái xe hạng B2: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3,5 tấn. Khác với bằng B1, bằng B2 được sử dụng cho mục đích hành nghề lái xe.
+ Giấy phép lái xe hạng B11: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe ô tô từ 4 – 9 chỗ ngồi, xe tải có tải trọng dưới 3,5 tấn nhưng chỉ là dòng xe số tự động.
+ Giấy phép lái xe hạng C: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe ô tô có thiết kế từ 3,5 tấn trở lên và cả những phương tiện quy định trong bằng lái hạng B2, B1 cùng B11.
+ Giấy phép lái xe hạng D: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe ô tô chở khách từ 10-30 chỗ ngồi cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe C, B2, B1 và B11.
+ Giấy phép lái xe hạng E: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi và những loại phương tiện có trong bằng lái D, C, B2, B1 và B11.
+ Giấy phép lái xe hạng F: Đây là loại giấy phép sử dụng cho xe như container, ro mooc, đầu kéo, ô tô chỗ khách có nối toa.cùng tất cả phương tiện quy định trong bằng lái xe B2, C, D, E, giấy phép lái xe này dùng để điều khiển các loại phương tiện tương ứng.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc khi có bằng ô tô có cần bằng xe máy không mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đọc giả. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho những ai đang quan tâm đến bằng lái xe.
Comments