Khi tham gia giao thông uống quá nhiều bia rượu là rất nguy hiểm. Không chỉ làm bạn mất tỉnh táo để xử lý tình huống mà nếu vượt quá mức nồng độ cồn cho phép còn phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy mức phạt nồng độ cồn cho phép là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau bài viết dưới đây nhé.
1. Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. Khi tham gia giao thông theo quy định tài xế điều khiển phương tiện giao thông chỉ có thể có mức nồng độ cồn nhất định và nếu vượt quá sẽ bị xử phạt. Bởi cồn là chất có khả năng gây nghiện, kích thích thần kinh làm người uống mất ý thức và gây ra ảo giác. Nếu uống rượu, bia tại các cuộc vui thông thường thì sẽ không sao nhưng uống xong mà lái xe thì cực kỳ nguy hiểm. Đây là hành động đáng lên án và sẽ bị xử phạt
Nồng độ cồn được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20°C.
2. Cách xác định nồng độ cồn
Có 2 cách xác định nồng độ cồn thường dùng đó là xác định nồng độ cồn trong máu và nồng độ cồn trong hơi thở. Khi xử lý các chủ phương tiện về lỗi quá nồng độ cồn thì cảnh sát giao thông thường xử lý cách xác định trong hơi thở. Cụ thể 2 cách như sau:
2.1 Xác định nồng độ cồn trong máu
Để xác định được nồng độ cồn trong máu khá đơn giản, các bạn chỉ cần tính theo công thức:
C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
+ A: Là đơn vị cồn có trong các loại nước uống có cồn. Cụ thể 5% đối với 220ml bia; 13.5% có trong 100ml rượu vang và 40% có trong 30ml rượu mạnh
+ W là cân nặng
+ R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính. Cụ thể mức giới tính này được quy định với nam là R=0.7 và với nữ R=0.6
2.2 Cách xác định nồng độ cồn trong hơi thở
Còn để xác định nồng độ cồn trong hơi thở thì các bạn xác định qua công thức sau:
B = C:210
Trong đó:
+ B: Là nồng độ cồn trong hơi thở
+ C: Là nồng độ cồn trong máu
3. Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông
Mức nồng độ cồn cho phép
Theo quy định mới nhất để tham gia giao thông an toàn, giảm thiểu các vụ tai nạn ngoài ý muốn thì Quốc hội đã ban hành quy định xử phạt các trường hợp uống bia rượu và có nồng độ cồn trong máu và hơi thở. Nếu như trước đây thì mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Thì với điều luật mới bắt đầu vào năm 2020 thì nồng độ cồn cho phép sẽ là 0mg/100ml máu. Như vậy chỉ cần uống dù là một chút bia hay rượu khi tham gia giao thông chủ phương tiện cũng đều bị xử lý theo quy định.
4. Mức phạt vượt quá nồng độ cồn cho phép theo quy định mới nhất
Cách xác định nồng độ cồn
Vượt qua mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt sẽ tùy vào từng phương tiện và nồng độ cồn vượt quá là bao nhiêu để xử lý hành chính và tước quyền giấy phép lái xe. Cụ thể mức xử phạt như sau:
Mức nồng độ cồn vượt quá quy định
Đối tượng
Mức phạt tiền hành chính
Xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe
> 50 mg/100 ml máu hoặc > 0,25 mg/1l khí thở
Ô tô
06 – 08 triệu đồng
10 – 12 tháng
Xe máy
02 – 03 triệu đồng
Xe đạp, xe đạp điện
80.000 – 100.000 đồng
> 50mg – 80mg/100ml máu hoặc > 0,25mg – 0,4mg/1l khí thở
Ô tô
16 – 18 triệu đồng
16 – 18 tháng
Xe máy
04 – 05 triệu đồng
Xe đạp, xe đạp điện
200.000 – 400.000 đồng
> 80 mg/100 ml máu hoặc > 0,4 mg/1l khí thở
Ô tô
30 – 40 triệu đồng
22 – 24 tháng
Xe máy
06 – 08 triệu đồng
Xe đạp
600 – 800.000 đồng
Bảng mức phạt vượt quá nồng độ cồn cho phép
5. Các câu hỏi liên quan đến mức nồng độ cồn cho phép
Bên cạnh mức nồng độ cồn cho phép và mức xử phạt theo quy định thì vẫn còn rất nhiều câu hỏi liên quan đang rất được người tham gia giao thông quan tâm. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó ngay sau đây nhé:
5.1 Vượt quá mức nồng độ cồn cho phép có bị giam xe hay không?
Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định thì khi vượt qua mức nồng độ cồn cho phép thì chủ phương tiện chỉ bị xử phạt hành chính và tước bằng giấy phép lái xe mà thôi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vượt quá mức độ cồn gây tai nạn thì sẽ bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ tối đa 7 ngày.
5.2 Máy đo nồng độ cồn được quy định như thế nào?
Máy đo nồng độ cồn là phương tiện dùng để đo hàm lượng cồn có trong máu và hơi thở. Máy đạt quy chuẩn là máy đáp ứng được những điều kiện sau:
Có tem và dấu kiểm định
Có giấy chứng nhận kiểm định theo quy định
Cho phép sai số từ 0.020 mg/l hoặc 0.004% BAC với kiểm định ban đầu
Mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị cấm? Đây đang là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn đọc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Comments