top of page

Lốc điều hòa ô tô: Nguyên nhân hỏng, cách sửa chữa và giá thay

Ảnh của tác giả: Tây Ninh mitsubishiTây Ninh mitsubishi

Nếu thấy lốc điều hòa ô tô kêu, không ngắt hoặc đóng ngắt liên tục… thì có nghĩa là lốc đang bị trục trặc, cần kiểm tra và sửa chữa sớm.

Lốc điều hòa (hay còn gọi là block lạnh, lốc nén, máy nén) là một trong các bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điều hoà ô tô. Đây là bộ phận đảm nhận công đoạn đầu tiên trong quy trình hoạt động của điều hoà xe. Cụ thể lốc điều hoà giúp nén chất làm lạnh từ áp suất thấp thành áp suất cao rồi chuyển đến dàn nóng.

Lốc điều hoà ô tô giúp nén chất làm lạnh từ áp suất thấp thành áp suất cao rồi chuyển đến dàn nóng

Lốc điều hoà ô tô giúp nén chất làm lạnh từ áp suất thấp thành áp suất cao rồi chuyển đến dàn nóng


Từ dàn nóng, chất làm lạnh hoá thành thể lỏng và đi vào van tiết lưu. Ở van tiết lưu, do áp suất đột ngột giảm nên chất làm lạnh sẽ hoá hơi, chuyển đến dàn lạnh và được thổi ra ngoài, mang đến hơi mát, giúp nhiệt độ trong xe giảm xuống.

Rất khó để xác định chính xác tuổi thọ của lốc điều hoà ô tô. Bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cường độ làm việc, khả năng làm việc của toàn bộ hệ thống điều hoà xe, chất lượng gas lạnh, công tác chăm sóc – bảo dưỡng, thói quen sử dụng điều hoà của người dùng…



Nội dung chính

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động lốc điều hòa ô tô

 

Cấu tạo lốc điều hoà ô tô gồm: ly hợp điện tử, đĩa quay, rôto cam, tay biên, piston…

Nguyên lý hoạt động lốc điều hoà ô tô: Lốc lạnh điều hoà ô tô được dẫn động bởi dây đai kết nối với động cơ và ly hợp từ. Lốc lạnh hoạt động qua sự điều khiển trực tiếp từ công tắc A/C. Khi người dùng nhấn nút A/C, ly hợp từ sẽ kích hoạt lốc lạnh quay. Gas điều hoà ô tô áp suất thấp đi vào máy nén. Quá trình nén diễn ra. Sau đó gas lạnh dạng hơi áp suất cao được chuyển ra và đi đến dàn nóng để thực hiện bước hoá lỏng tiếp theo.

Xem thêm:

Cấu tạo lốc điều hoà ô tô

Cấu tạo lốc điều hoà ô tô


Dấu hiệu lốc điều hoà ô tô bị hư hỏng

 

Là bộ phận quan trọng, thực hiện công đoạn đầu tiên trong quá trình tạo ra hơi lạnh nên khi lốc điều hoà ô tô bị trục trặc thì toàn bộ hoạt động của hệ thống điều hoà cũng bị ảnh hưởng theo. Sau đây là các dấu hiệu lốc lạnh xe bị hư thường thấy:

  1. Điều hoà ô tô không chạy

  2. Điều hoà ô tô đóng/ngắt liên tục

  3. Dàn lạnh ô tô lúc chạy lúc không

  4. Điều hoà ô tô có tiếng kêu (do lốc điều hoà kêu to)

Lốc điều hoà ô tô trục trặc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thống điều hoà

Lốc điều hoà ô tô trục trặc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hệ thống điều hoà


Nguyên nhân lốc điều hoà ô tô bị hư

 

Có nhiều nguyên nhân khiến lốc điều hoà gặp vấn đề, trong đó đa phần là:

Nạp gas kém chất lượng

Nạp gas điều hoà ô tô kém chất lượng là một trong các nguyên nhân chính gây hỏng hóc ở lốc máy lạnh. Hiện nay có rất nhiều nơi nạp gas lạnh oto giá rẻ. Chất lượng gas ở các nơi này thường không đạt yêu cầu và có thể bị trộn nhiều loại gas. Khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của lốc điều hoà do đây là bộ phận thực hiện nén gas lạnh.

Nạp gas điều hoà ô tô kém chất lượng là một trong các nguyên nhân chính gây hỏng hóc ở lốc máy lạnh

Nạp gas điều hoà ô tô kém chất lượng là một trong các nguyên nhân chính gây hỏng hóc ở lốc máy lạnh


Thiếu dầu bôi trơn

Lượng dầu bôi trơn ít cũng khiến lốc điều hoà oto bị trục trặc do bị ra mạt. Nguyên nhân lốc điều hoà xe bị thiếu dầu bôi trơn thường vì hệ thống bị hở.

Làm việc quá tải

Có nhiều lý do khiến lốc điều hoà ô tô làm việc quá tải. Trong đó thường gặp là bởi dàn nóng điều hòa bị bẩn, quạt giải nhiệt bị hỏng hay hoạt động không đúng công suất, điều hoà bị thiếu gas…

Li hợp đầu lốc bị trượt

Nếu mặt bích hít bị cong vênh, bị mòn, lực hút nam châm điện đầu lốc yếu cũng sẽ gây ra sự cố hỏng hóc trong lốc máy lạnh. Ngoài ra, mặt bích hít bị căn chỉnh lệch sau sửa chữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của lốc điều hoà xe oto.

Bi đầu lốc bị hư

Bi đầu lốc bị hư có thể do không được bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng dầu kém chất lượng…

Không được bảo dưỡng thường xuyên

Lốc điều hòa ô to kêu khi các ổ bi cạnh bugi lốc điều hòa bị hỏng hoặc bạc đạn lốc lạnh điều hòa bị hư. Các nguyên nhân trên đa phần xuất phát từ việc lốc điều hòa ô tô không được bảo dưỡng thường xuyên.

Không được bảo dưỡng thường xuyên có thể khiến lốc điều hoà ô tô gặp trục trặc

Không được bảo dưỡng thường xuyên có thể khiến lốc điều hoà ô tô gặp trục trặc


Hệ thống điều khiển điều hoà xe gặp trục trặc

Việc hệ thống điều khiển điều hoà ô tô gặp trục trặc cũng có thể làm mất khả năng tự ngắt của lốc nén, khiến lốc điều hòa ô tô không ngắt tự động.

Sửa lốc điều hòa ô tô

 

Để sửa lốc điều hoà ô tô phải tìm được chính xác nguyên nhân lốc điều hoà bị trục trặc. Việc sửa lốc điều hoà xe không chỉ đòi hỏi cần có sự hiểu biết về ô tô, mà còn cần biết cả về kỹ thuật điện lạnh. Do đó tốt nhất khi phát hiện lốc điều hoà ô tô gặp vấn đề, chủ xe nên sớm đưa đến các xưởng chuyên sửa lốc điều hòa ô tô, sửa chữa điện lạnh xe hay garage của hãng để kiểm tra và xử lý.

Khi phát hiện lốc điều hoà ô tô gặp vấn đề nên đưa xe đi kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt

Khi phát hiện lốc điều hoà ô tô gặp vấn đề nên đưa xe đi kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt


Giá lốc điều hòa ô tô

 

Trên thị trường, các loại lốc điều hòa ô tô hiện rất đa dạng, xuất xứ từ nhiều thương hiệu khác nhau. Giá lốc điều hòa ô tô cũng có nhiều mức tuỳ vào dòng xe, mẫu xe và đời xe, nhà sản xuất, xuất xứ… Đa phần giá lốc điều hoà ô tô dao động phổ biến trong tầm 2 – 7 triệu đồng. Những xe ô tô cỡ nhỏ giá rẻ như xe Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Vios… thường có giá lốc điều hoà khá “mềm”, dao động trong tầm 2 – 5 triệu đồng.

Giá lốc điều hoà ô tô dao động trong tầm 2 – 7 triệu đồng

Giá lốc điều hoà ô tô dao động trong tầm 2 – 7 triệu đồng


Kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ lốc điều hoà ô tô

 

Việc sử dụng điều hòa ô tô một cách khoa học sẽ vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân, còn vừa giúp kéo dài tuổi thọ lốc điều hoà ô tô nói riêng và cả hệ thống điều hoà xe nói chung, đồng thời tiết kiệm được một mức nhiên liệu đáng kể.

Khi bật nút A/C, hệ thống điều hoà sẽ lập tức hoạt động. Tuy nhiên, chỉ nên sử điều hoà khi đã khởi động máy và tắt điều hoà trước khi tắt động cơ. Tốt nhất là tắt điều hoà, bật chế độ quạt gió tầm 2 – 3 phút trước khi tắt động cơ. Thao tác này sẽ ngăn dàn lạnh bị ẩm mốc, từ đó tránh được tình trạng điều hoà ô tô có mùi hôi. Không nên để chế độ điều hoà công suất lớn khi xe đang phải tải nặng, leo dốc cao… để tránh lốc điều hoà làm việc quá tải.

Nên sử dụng chế độ lấy gió trong ô tô khi di chuyển trong thành phố hoặc khu vực ô nhiễm, nhiều bụi. Bởi nếu chọn chế độ lấy gió ngoài, khói bụi sẽ khiến màng lọc và dàn lạnh phía đầu xe hoạt động nhiều, cũng gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốc điều hoà ô tô và chất lượng không khí trong xe.

Chú ý kiểm tra gas điều hoà ô tô định kỳ, kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống ô tô định kỳ mỗi năm hoặc sau mỗi 20.000 – 30.000 km. Điều này sẽ giúp hệ thống điều hoà hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn, tránh tình trạng lốc điều hoà phải làm việc quá tải.

Chú ý kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống ô tô định kỳ

Chú ý kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống ô tô định kỳ


Trong quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở điều hoà ô tô như điều hoà xe không mát, hơi lạnh yếu, làm lạnh chậm, lốc điều hòa ô to kêu, lốc điều hòa ô tô đóng ngắt liên tục, lốc điều hòa ô tô không ngắt… hãy tắt điều hoà và đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Bởi nếu cố tình tiếp tục sử dụng điều hoà thì có thể khiến tình trạng hư hỏng nghiêm trọng hơn, tốn kém chi phí sửa chữa.

Văn Minh

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page