Ô tô mất phanh là trường hợp hiếm xảy ra nhưng không có nghĩa là không xảy ra, đây là tình huống nguy hiểm nếu không xử lý nhanh sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Khi xe mất phanh phản xạ đầu tiên của con người là hoảng loạn, muốn tìm cách giảm phanh xe lại nhưng vì thế không có nhiều kinh nghiệm trong xử lý rất dễ ấn nhầm các bàn đạp khác khiến xe càng mất kiểm soát. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách xử lý ô tô mất phanh nhanh, gọn ngay sau đây nhé.
1. Cách phanh bằng động cơ (về số thấp)
Cách phanh bằng động cơ (về số thấp)
Đầu tiên khi ô tô mất phanh muốn dừng xe an toàn các bạn sử dụng kẻ thuật phanh bằng động cơ hay còn gọi và về số thấp. Nguyên lý của phương pháp này là ghì chặt số để làm giảm tốc độ cả xe, về số thấp (D1, D2, D3, L), lúc này xe sẽ đi chậm lại và dừng từ từ. Để thực hiện thao tác này các bạn làm theo các bước hướng dẫn sau:
+ Bước 1: Cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông khác
Khi xe mất phanh sẽ có xu hướng lao thẳng về phía trước điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho những phương tiện khác trên đường, do đó các bạn cần bật đèn cảnh báo nguy hiểm để các phương tiện khác biết để tránh xa. Trên xe đèn cảnh báo có nút hình tam giác màu cam trên bảng điều khiển.
+ Bước 2: Tắt điều khiển hành trình và không đạp lên chân ga
Tiếp theo hãy bỏ chân rời khỏi chân ga và tắt điều khiển hành trình của xe để giảm tốc độ xe dần nhờ ma sát và trọng lực.
+ Bước 3: Chuyển xe về các số thấp
Đối với trường hợp xe số sàn: Nếu các bạn đang điều khiển một chiếc xe số sàn thì hãy chuyển xe về số thấp và giữ chân côn ổn định. Khi đó xe sẽ bắt đầu di chuyển chậm dần, cứ lặp lại hành động đó đến khi chuyển xe về số thấp nhất.
Đối với trường hợp xe số tự động thì tài xế chuyển xe xuống số L hoặc D1, D2, D3.
Tùy thuộc vào khả năng điều khiển xe và làm chủ tình huống lúc đó của mình để các bạn quyết định chuyển số về số thấp nhất hay không.
+ Bước 4: Lái xe qua một bên đường
Khi xe mất phanh và các bạn đã thực hiện 3 bước trên thì lúc này xe bắt đầu chậm dần và dừng lại, khi đó hãy lái xe qua một bên đường để đỗ xe an toàn và không làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác. Không đỗ xe giữa đường hoặc các các địa điểm có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
+ Bước 5: Nhấn lại phanh liên tục để kiểm tra
Tìm chỗ đỗ xe an toàn lúc đó có thể nói tình huống nguy hiểm đã qua, các bạn kiểm tra kỹ hơn hệ thống phanh xe của mình bằng cách nhấn lại nhiều lần bởi khi phanh bị hỏng, thường thì chỉ bị hỏng một phần. Việc liên tục nhấn phanh khả năng cao sẽ có tác dụng và sẽ làm giảm tốc độ của xe.
2. Sử dụng phanh tay (phanh khẩn cấp)
Sử dụng phanh tay (phanh khẩn cấp)
Khi đã thực hiện tất cả các bước và thao tác trên nhưng xe vẫn không dừng lại thì hãy kéo phanh khẩn cấp hay còn gọi là phanh tay của xe. Trường hợp phanh khẩn cấp bị hư hỏng giống như các phanh khác là rất thấp. Tuy nhiên phanh tay thường hoạt động kém hiệu quả hơn, không thể dừng xe nhanh lập tức mà cần thời gian khá lâu. Nếu có dừng thì cùng chỉ giúp giảm tốc độ của xe xuống ở tốc độ thấp mà thôi.
Lưu ý chỉ trong những trường hợp khẩn cấp, không có cách giải quyết nào thì các bạn mới sử dụng phanh tay bởi phanh tay nếu không biết cách dùng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm xe bị văng, bật sang một bên.
3. Các biện pháp dừng xe khác
Các biện pháp dừng xe khác
Nếu sử dụng 2 phương pháp trên vẫn không khiến xe bạn dừng lại được thì hãy áp dụng thêm một số biện pháp sau đây nữa. Cụ thể:
+ Biện pháp 1: Hạ cửa sổ xuống
Hạ cửa số xe có tác dụng làm tăng sức cản không khí trong xe, phương pháp này không thể làm xe dừng hẳn hay hiệu quả như 2 phương pháp trên nhưng vẫn sẽ góp phần làm giảm tốc độ xe xuống một chút. Đồng thời trong những trường hợp xấu, hạ cửa sổ xuống tài xế có thể kêu lớn để thông báo cho các phương tiện khác để tránh đường.
+ Biện pháp 2: Rẽ vào đường tránh hoặc một ngọn đồi
Những con đường tránh hoặc đường đi vào đồi núi thì địa hình sẽ gập ghềnh và độ dốc như vậy sẽ giúp xe giảm tốc độ hiệu quả hơn khi đi đường nhựa bình thường
+ Biện pháp 3: Xoay chìa khóa sang vị trí tắt
Biện pháp này khá nguy hiểm nên chỉ áp dụng khi những biện pháp khác không hiệu quả và chỉ được tắt khi xe đã giảm tốc độ hơn chứ không được tắt đột ngột khi xe đang lao với tốc độ nhanh. Vì như vậy sẽ khiến xe bị quay lòng vòng và mất kiểm soát.
+ Biện pháp 4: Kéo xe của bạn dọc theo đường ta-luy
Phương pháp này được xem là phương pháp cuối cùng, sự lựa chọn bất đắc dĩ nếu xe không dừng lại và có dấu hiệu xảy ra tai nạn, nguy hiểm. Vì kéo xe dọc theo đường ta-luy có thể giúp xe chậm lại nhưng có thể khiến chiếc xe bị xước và hỏng hóc.
Trên đây là các phương pháp xử lý khi ô tô mất phanh nhanh chóng nhất. Lúc đó dù bạn hoảng loạn, lo lắng thế nào cũng nên giữ bình tĩnh để đủ tỉnh táo xử lý hiệu quả. Hãy đọc và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất để lái xe luôn an toàn bạn nhé.
Comments