top of page

Hướng dẫn lái xe ô tô số sàn cho người mới học năm 2020

Ảnh của tác giả: Tây Ninh mitsubishiTây Ninh mitsubishi

Đã cập nhật: 12 thg 12, 2022





Học lái xe số sàn như thế nào là mối quan tâm của khá nhiều người. Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật lái xe ô tô số sàn cơ bản và chi tiết nhất mà .vn chia sẻ, mời các bạn tham khảo

Hướng dẫn lái xe số sàn

Kỹ thuật lái xe ô tô số sàn cơ bản

Hiện nay, hầu hết các trung tâm dạy lái xe ô tô tại Việt Nam đều đào tạo học viên cả về xe số sàn và số tự động, tuy vậy tùy vào từng nhu cầu và mong muốn của học viên mà sẽ chọn học “số sàn” hoặc “số tự động”. Thông thường các bạn học viên nữ sẽ ưa thích học “số tự động” hơn “số sàn” bởi vì nó dễ thao tác và dễ học hơn. Trái lại, nhiều bạn nam muốn chinh phục “số sàn” nhưng kinh nghiệm lái xe thì không phải ai cũng biết và vận dụng linh hoạt  các thao tác trong mọi trường hợp. Trong bài biết hôm nay, Zestech sẽ hướng dẫn các bạn một số kĩ thuật để đi xe số sàn đúng cách.

Các bước lái xe số sàn: gồm 15 bước

Các bước lái xe số sàn

Các bước lái xe số sàn


Bước 1: Thắt dây an toàn

Đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất cần thực hiện trước khi tiến hành lái xe, việc thắt dây an toàn khi lái xe ô tô sẽ giúp bạn và mọi người đi trên xe ô tô tránh những rủi ro và hậu quả nặng nề trong những trường hợp bất chợt và đột ngột khi lưu thông ngoài đường.

Bước 2: Hiểu về nguyên tắc hoạt động của bộ ly hợp (côn, ambada) khi lái xe ô tô số sàn

Tùy theo từng dòng xe, hãng xe, đời xe mà cách thức vận hành và hoạt động sẽ khác nhau. Vì vậy trước khi tiến hành lái xe bạn cần hiểu rõ về các bộ phận điều khiển của xe cũng như các nguyên tắc hoạt động của xe mình đang đi, sẽ giúp tài xế tự tin hơn khi điều khiển xe lưu thông ngoài đường và sử điều khiển phương tiện một cách hiệu quả và đúng cách nhất.

Hầu hết cả xe có vô lăng bên trái và xe có vô lăng bên phải thì đều được bố trí nằm ở phía xa bên trái là côn, ở giữa là phanh và chân ga ở phía xa bên phải (CBA).  Trước khi sang số lên hoặc xuống, bạn phải nhấn côn. Lúc này côn được nhả ra để truyền động từ động cơ đang quay đến các bánh xe đang quay và cho phép bạn sang số mà không cần mài côn của từng số riêng rẽ.

Bước 3: Điều chỉnh ghế khi lái xe ô tô số sàn

Đầu tiên, tùy theo hình dáng từng người mà bạn cần điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với dáng người bạn về khoảng cách chân ga của ghế, khoảng cách và tay tới vô lăng,.. để điều chỉnh ghế lái phù hợp, thoải mái nhất với bạn khi lái. Ngoài ra, điều chỉnh vị trí ghế vô lăng lên phía trước đủ cho phép bạn nhấn chân côn (chân côn bên trái, cạnh chân phanh) xuống sàn bằng bàn chân trái.

Bước 4: Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hợp)

Đầu tiên nhất là đối với những newbie cần làm quen với côn bằng cách thả chân côn nhanh và chậm, sau khi quen dần nhấn chân côn và giữ nó sát sàn. Đây là thời điểm tốt để chú ý xem chân côn chuyển động khác với chân phanh và chân ga như thế nào? Từ đó để làm quen  côn, chân ga, chân phanh.

Bước 5: Kiểm tra chắc chắn cần số đang ở vị trí N (Neutral) lái xe ô tô số sàn

“N” là viết tắt của từ “neutral” nghĩa là vị trí số 0. Khi ở vị trí N, động cơ của xe được kích hoạt hoạt động nhưng không chuyển động. Sau đó, di chuyển cần số về vị trí trung tâm. Đây là vị trí mà cần số có thể tự do khi di chuyển từ bên này sang bên kia. Xe được coi là không vào số khi cần số ở vị trí trung tâm hoặc chân côn bị nhấn xuống hoàn toàn

Sơ đồ chuyển số tùy thuộc vào từng loại xe. Tuy nhiên sơ đồ này thường được vẽ ngay trên cần nắm số. Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số (kết hợp với chân côn), mắt không nhìn cần số.

Bước 6: Khởi động xe

Đối với xe số sàn, khi bạn khởi động xe bằng chìa khóa, nút nhấn Start/Stop thì bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 (N, mo), thắng tay vẫn còn đang trong chế độ thắng và phải đảm bảo rằng bạn đang đạp và giữ chân côn xuống sát sàn xe.

Bước 7: Sau khi khởi động xe, có thể bỏ chân khỏi bàn đạp ly hợp.

Khi động cơ nổ máy, bạn có thể nhả chân khỏi chân côn (miễn là cần số luôn ở vị trí trung tâm).

Bước 8: Chân trái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình, tay phải di chuyển cần số sang số 1.

Số đầu tiên ở vị trí phía trên bên trái và chú ý sơ đồ trực quan về các số trên đỉnh cần số. Để vào số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩ là bạn phải đạp hết hành trình chân côn xuống sát sàn xe. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào sàn xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt. Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát.

Bước 9: Chân trái từ từ nhả chân côn cho đến khi xe di chuyển

Từ từ nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi bạn nghe tiếng động cơ bắt đầu giảm. Đây là điểm ma sát của ly hợp giúp chiếc xe chuyển động về phía trước và cũng là tạo cảm giác nhận biết xe bắt đầu di chuyển.

Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau:

  1. Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà

  2. Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực.

Lưu ý: Có thể thực hiện nhiều lần bước này để tạo cảm giác nhận biết xe bắt đầu di chuyển

Bước 10: Sau đó dùng chân phải mớm nhẹ bàn đạp ga để xe di chuyển theo ý muốn.

Để xe chạy, nhấc chân ra khỏi bàn đạp côn cho đến khi vòng quay giảm từ từ và nhấn nhẹ vào chân ga và nhả nhẹ côn. Bạn sẽ phải làm việc này một vài lần để tìm được sự kết hợp hài hòa giữa áp lực lên xuống.

Một cách làm khác nữa là thả chân côn cho đến khi số vòng quay động cơ giảm đi một chút sau đó nhấn chân ga khi chân côn cài khớp. Ở điểm này xe sẽ bắt đầu chạy. Tốt nhất là chỉ cho số vòng quay động cơ đủ để tránh bị dừng khi nhất chân côn ra. Quá trình này có thể có chút khó khăn ban đầu vì bạn chưa quen dùng 3 loại bàn đạp. Luôn sẵn sàng kéo chân phanh để dừng lại trong trường hợp khẩn cấp cho đến khi bạn học được cách lái xe.

Lưu ý: Bước này hết sức quan trọng với những người lái mới, nếu nhả chân côn quá nhanh xe sẽ bị chết máy, dừng. Nếu tiếng động cơ nghe như sắp bị dừng, hãy giữ chân côn tại chỗ hoặc đạp nó xuống hơn một chút. Xe chạy quá tốc độ trong khi chân côn ở vị trí trung tâm tức là vẫn đang đạp côn (âm côn) sẽ khiến các bộ phận của chân côn bị mòn dẫn đến các bộ phận sẽ bị trượt hoặc bốc khói, nhanh hỏng trong quá trình truyền động

Bước 11: Sau khi xe di chuyển, vòng tua máy đạt khoảng 2.500 đến 3.000 vòng/phút, tiến hành đạp côn hết hành trình rồi sang số 2

Hãy ghi nhớ điều này hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc xe bạn đang lái để tốc kế sẽ đạt đến bao nhiêu trước khi bạn chuyển số. Động cơ của bạn sẽ bắt đầu chạy ở tốc độ cao và tăng tốc, và bạn phải học cách nhận ra âm thanh này. Nhấn chân côn và chuyển cần số thẳng xuống từ vị trí số 1 vào vị trí dưới cùng bên trái. Một vài xe có “Đèn sang số” hoặc chỉ báo trên đồng hồ đo tốc độ sẽ chỉ cho bạn thấy khi nào bạn cần chuyển đổi để bạn không tăng tốc độ vòng quay quá nhanh.

Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết hành trình. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga, côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.

Lưu ý rằng: Hộp số, chân côn, chân ga, chân phanh cần được tập luyện để có thể điều khiển một cách trơn tru và dễ dàng nhất. Đặc biệt là số khá thấp ( Số 1) thì chúng ta mớm côn từ từ, Số 2 thì nhanh hơn chút, lần lượt các số 3 – 4 – 5 cũng vậy, tùy vào tốc độ, tùy vào số để mở côn. Hơn nhau việc lên số và côn để di chuyển đi, nếu kết hợp không đồng đều thì xe có thể chết máy, có thể rù máy và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của động cơ sau này.

Bước 12: Từ từ nhả chân côn và ấn nhẹ bàn đạp ga

Thông thường thời điểm lên số là khi vòng tua máy lớn khiến lái xe cảm thấy máy hơi gằn, tiếng ống xả to hơn bình thường. Nhưng nếu đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc nhanh, thời điểm chuyển số nên muộn hơn để tận dụng lực kéo lớn ở số thấp. Khi bắt đầu khởi động xe, việc nhả chân côn và đạp ga phải thực hiện đồng thời để đảm bảo thay đổi của bộ ly hợp trơn tru và chính xác, nhằm tránh tình trạng xe bị giật, ì máy. Trong trường hợp này, vì bạn đã di chuyển, bạn có thể nhả chân côn nhanh hơn một chút so với khi bạn bắt đầu.

Bước 13: Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn chân côn

Khi xe đang cài số và đang đạp ga bạn nên nhả chân ra khỏi chân côn. Để chân nghỉ trên chân côn là một thói quen xấu, nhấn chân côn sẽ tạo ra áp lực lên cơ chế làm việc chân côn – nên việc tăng áp lực sẽ khiến chân côn sớm bị mòn.

Bước 14: Khi muốn dừng lại, di chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp cho đến khi xe giảm tốc độ

Khi bạn dừng lại, nhả chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh xuống còn khoảng 15km/h bạn sẽ cảm nhận thấy xe bắt đầu rung giật. Nhấn hoàn toàn chân côn xuống, di chuyển cần số đến vị trí trung tâm (số N) để tránh xe bị tắt máy.

Hãy chắc chắn phanh xe khi cần số đang ở số chạy chứ không phải N, vì nếu ở N xe sẽ chạy theo quán tính, khi đó phanh sẽ chậm tác dụng. Phanh cho tới khi tốc độ vòng tua máy cao hơn chế độ chạy không tải đôi chút, cắt côn, đưa cần số về vị trí N.

Khi xe bạn gần như di chuyển rất chậm, hãy giảm áp lực lên bàn đạp phanh cho đến khi nó được giải phóng hoàn toàn. Bằng cách này, các lực tác động lên trọng lượng của chúng ở phía trước và phía sau xe sẽ được phân phối lại cho đến khi xe dừng hẳn để có được một cú hãm hiệu quả và nhẹ nhàng. Không nhả phanh quá sớm hoặc có nguy cơ vượt qua điểm dừng.

Khi giảm dần tốc độ cho đến lúc người lái cảm nhận được xe rung giật, lúc này dùng chân trái đạp chân côn kết hợp phanh cho đến khi xe dừng hẳn. Sau đó chuyển số về N

Bước 15: Một khi đã làm chủ và thuần thục cách sử dụng số sàn, thì người lái có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của từng tài xế

Những lỗi thường gặp khi lái xe số sàn

Cắt côn khi vào cua:

Đây là một thói quen rất nguy hiểm. Rất nhiều tài xế thích cắt côn lúc vào khúc cua, vì khi đó xe chỉ còn chạy theo quán tính chứ không bị hãm động cơ, nên xe chạy mượt mà và qua khúc cua nhanh. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng khi cắt côn như vậy, xe chỉ chuyển động theo quán tính, hệ thống phanh sẽ giảm tác dụng và xe sẽ cần phanh ở một khúc đường dài hơn nếu đánh lái thừa hoặc thiếu, từ đó tài xế sẽ rất khó kiểm soát vận tốc, gây nguy hiểm khi lái xe. Ngoài ra, bánh xe sẽ giảm độ bám với mặt đường khiến tăng nguy cơ mất lái.

Về số N khi đổ dốc:

Về cơ bản, việc về số N khi đổ dốc cũng tương tự như việc cắt côn khi vào cua, thậm chí tính chất còn nguy hiểm hơn vì độ dốc đường làm cho trọng lực tác động vào xe lớn dẫn đến quán tính tăng nhanh. Trong khi đó, đường dốc thường là ở nơi đồi núi quanh co, lái xe phải đánh lái nhiều nên việc về N tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, một cách khi đổ dốc là tài  xế nên trả về số thấp để hãm xe bằng phanh động cơ và áp dụng theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó”.

ve-so-n-khi-do-doc

Côn trước, phanh sau:

Thông thường, thói quen côn trước, phanh sau chỉ xuất hiện ở những người mới lái xe vì sợ xe chết máy đột ngột. Việc dụng 2 chân để điều khiển ga, phanh, côn thật sự không phải là việc dễ dàng đối với các bạn học viên mới. Tuy nhiên cũng không thiếu những tài xế lâu năm vẫn có thói quen này. Nếu xét ở việc xe chạy ở vận tốc thấp, việc côn trước phanh sau cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng vì quán tính của xe thấp. Thế nhưng, nếu xe chạy ở tốc độ cao mà lái xe lại cắt côn trước để dừng xe sẽ khiến phanh mất tác dụng và xe sẽ thiếu độ bám đường. Do đó, bạn phải cố gắng phanh trước, tới khi xe có dấu hiệu ”lựng khựng” thì nhấn côn để ngắt kết nối trước khi về số hay chạy tiếp.

Lười chuyển số:

Nhiều tài xế có thói quen lạm dụng chân ga, lười chuyển về số thấp (đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ). Do đó, khi gặp những tình huống giao thông cần đi chậm, nối đuôi hoặc sau đó cần đà để vượt, nhiều người vẫn tiếp tục kiểu “chạy một số”. Trong nhiều tình huống, đáng ra tài xế nên để số thấp để đảm bảo sức kéo, giúp xe tăng tốc nhanh (khi vượt)  nhưng tài xế vẫn sử dụng số cao (số 5) làm xe bị ì, thời gian vượt lâu và có thể dẫn đến nguy hiểm

Những lưu ý khi lái xe ô tô số sàn

Để có thể chủ động kiểm soát tình huống trên đường cũng như đạt mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý hơn khi sử dụng một chiếc xe số sàn, bạn nên chú ý đến một số thao tác lái xe sau đây:

Những lưu ý khi lái xe số sàn

Những lưu ý khi lái xe số sàn


1. Ra vào số đúng tốc độ:

Ngoài việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. Có một thực tế là hầu hết các bác tài ở Việt Nam thường sang số khi máy chưa đủ vòng tua khiến xe bị ì, không thoát máy. Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được (chạy ép số). Thông thường các hãng xe đều có ngưỡng sang số hợp lý không giống nhau nhưng trung bình vào khoảng 2.500 vòng/phút khi từ số 1 vào số 2. Nếu vào số hợp lý xe sẽ khỏe để vào các số sau và giữ cho máy bền hơn, cộng với thao tác sang số nhanh (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), xử lý chướng ngại vật trên đường tốt, bạn sẽ đi được nhanh và êm hơn.

2. Sử dụng chân côn hợp lý:

Khi sử dụng côn, điều làm côn mau mòn không phải là do dùng nhiều hay chạy rà côn mà chính là bạn cho côn tiếp xúc với bánh đà của máy một cách đột ngột hoặc tốc độ bánh đà của máy và sơ cấp ly hợp khi tiếp xúc không cùng vận tốc, tốc độ xe với vòng tua máy không phù hợp. Khi đạp – nhả côn, nếu xe bạn không khựng lại hoặc vọt tới có nghĩa là bạn thao tác đúng, khi nhả côn tiếng máy không thay đổi, tốc độ xe vẫn di chuyển êm ái là được.

Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

3. Chú ý khi dùng phanh tay:

Nhiều tài xế thường sử dụng phanh tay khi đề-pa ngang dốc và nếu có dấu hiệu tụt dốc lại xiết phanh tay. Thật ra phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ yêu cầu là giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Nếu cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy nó không thích hợp và nguy hiểm như thế nào. Nếu phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến sớm bị mòn, bố phanh láng bóng do hiện tượng trượt bố phanh, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng. Bạn nên dùng cách đề-pa truyền thống lúc học lái xe, sẽ an toàn và dễ sử dụng hơn.

4. Đề-pa lên dốc khi đường tắc đường:

Nếu dùng theo cách như lúc học lái là dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục khi tắc đường trên dốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. Để depa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc, bạn cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “côn – ga”, để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc, nếu xe có hiện tượng lùi bạn nên thêm chút ga, nếu xe hơi nhích bạn giảm chút ga.

5. Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa:

Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề pa là quá trình nhả côn:

– Không điều khiển được chân côn dẫn đến nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy.

– Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500-2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được.

– Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%, bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên. 

– Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.

6. Khi nào nên về số “mo”?

– Khi đang đi trên đường mà trả xe về số 0 là việc không nên làm vì thực tế không tiết kiệm xăng bao nhiêu mà còn làm cho quán tính của xe tăng lên đột ngột, khiến bạn sẽ khó mà kiểm soát được tốc độ, dễ bị mất lái, nếu ngay lúc đó gặp chướng ngại vật cần đạp phanh ngay thì phanh cũng không mấy hiệu quả. – Về số 0 khi xuống dốc là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, không tài nào phanh phát huy tác dụng.

– Khi xe sắp đến đèn đỏ, bạn trả xe về số 0 để cho xe trôi tự do đến vạch dừng đèn đỏ cũng không nên bởi vì nếu phanh xe bạn không ăn thì xe của bạn sẽ đâm vào xe phía trước hoặc nếu có chướng ngại vật xuất hiện bất chợt phía trước thì bạn cũng khó tránh được vì khi đó xe bạn đã ở số 0 và xe của bạn đã ko còn động năng để mà di chuyển tiếp nữa.

Tóm lại khi đang di chuyển bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.

7. Vào buổi sáng, không nên nổ máy và đi ngay

Buổi sáng là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt. Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.


2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page