top of page

Cảnh giác: Bóc mẽ các “mánh” thâm hiểm bán xe ô tô cũ giá cao

Ảnh của tác giả: Tây Ninh mitsubishiTây Ninh mitsubishi


Nội dung chính

Đã có rất nhiều trường hợp người mua xe ô tô lâm vào cảnh tiền mất tật mang, vì bị dính phải các “mánh thâm hiểm” của những tay bán ô tô lừa đảo.

Quảng cáo xe ô tô cũ “ngon – bổ – rẻ”

Bất kỳ ai cũng thích mua xe ô tô cũ giá rẻ. Nắm bắt tâm lý này, giới buôn bán xe cũ luôn tìm cách hạ giá sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng hình thức của xe. Công nghệ “mông má xe” có lẽ được ra đời từ đây. Những chiếc xe “lung linh”, bán với giá thấp hơn so với mặt bằng chung từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng, luôn là một có sức hấp dẫn “khó cưỡng” để rút tiền của người mua. Nhiều người có kinh nghiệm cho rằng, để đánh giá chính xác độ cũ và chất lượng một chiếc xe, phải kiểm tra kỹ các bộ phận bên trong của xe tại thời điểm đó. Điều này, thợ bán xe không hề muốn. Và từ đó sinh ra rất nhiều cách để qua mặt khách hàng, thậm chí qua mặt “thợ” khác.

Giới buôn bán xe cũ luôn tìm cách hạ giá sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng hình thức của xe để hấp dẫn người mua

Giới buôn bán xe cũ luôn tìm cách hạ giá sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng hình thức của xe để hấp dẫn người mua


Nhiều xe ô tô cũ được tân trang vẻ ngoài bóng bẩy, nước sơn đẹp, thậm chí nội thất cũng được tân trang cùng với việc sử dụng những phụ tùng mới “đét”. Do xe đã được sơn lại, làm lại từ phụ tùng cũ hoặc thay mới phụ tùng “dỏm”, khiến người mua rất khó phát hiện ra đó là xe ô tô cũ “quá đát”. Thậm chí cả người trong nghề cũng khó phát hiện. Chỉ khi sử dụng được một thời gian ngắn, các lỗi lầm thi nhau phát sinh, người mua chỉ còn cách bó tay chấp nhận “sống chung với lũ” hoặc bán đi với ra chỉ còn gần nửa so với giá mua ban đầu.

Lừa tiền cọc xe từ người mua

Đây là một trong những mánh lừa đảo mua bán ô tô cũ phổ biến nhất. Để lừa được người mua đặt cọc tiến, các ông chủ bán xe hơi cũ thường tạo ra vỏ bọc cực kỳ đáng tin cậy. Họ làm trang website hoành tráng, có các bài viết PR được đăng lên nhiều trang website khác, văn phòng lịch sự, nhân viên đẹp đẽ. Đồng thời, các mẫu mã cũng được cập nhật liên tục trên trang website với lời chào giá rẻ, thủ tục dễ dàng. Điều này đã khiến nhiều người sập bẫy. Khi người mua đến văn phòng đòi xem xe, nhân viên bán hàng thông báo xe được để ở gian hàng khác, kèm lời khuyên người mua nên làm ngay các thủ tục để hưởng ưu đãi về mức giá.

Để lừa được người mua đặt cọc tiến, các ông chủ bán xe thường tạo ra vỏ bọc cực kỳ đáng tin cậy

Để lừa được người mua đặt cọc tiến, các ông chủ bán xe thường tạo ra vỏ bọc cực kỳ đáng tin cậy


Để tăng tính thuyết phục, nhân viên sẽ cho người mua xem hình ảnh về xe với nhiều góc cạnh đẹp như mơ, cùng những thông số ấn tượng. Khi quan sát nét mặt và cử chỉ thấy người mua gần như đã chọn chiếc xe này, nhân viên sẽ đề nghị đặt tiền mua xe. Tiền đóng làm hai đợt, đợt đầu là tiền cọc. Nhưng khi người mua quay lại để đóng đủ tiền và nhận xe, sẽ được đề nghị đóng thêm các khoản phí “trời ơi”, đồng thời hoãn lại thời gian để đưa xe về. Lúc này, nếu người mua tỏ ý không hài lòng, hai bên xảy ra tranh chấp. Nếu xử lý không khéo, người sẽ dễ bị mất trắng khoản tiền đặt cọc.

Dùng chiêu “đánh tâm lý”

Nếu bạn càng muốn mua xe nhanh thì càng dễ bị đưa vào “tròng”. Giới buôn bán xe ô tô cũ rất thích những người như vậy. Bởi vì khi vội vàng, những “khiếm khuyết” và hàng tá các vấn đề khác liên quan đến việc mua xe sẽ rất khó bị phát hiện, nếu xuất hiện “vấn đề”. Họ thường “thúc” người mua, rằng bạn không mua ngay sẽ mất đi cơ hội quý giá. Thậm chí còn giảm giá một chút để “kích thích” bạn.

“Đánh tâm lý” là chiêu người bán xe cũ thường dùng

“Đánh tâm lý” là chiêu người bán xe cũ thường dùng


Đây là một chiêu khá quen thuộc người bán. Mặc dù họ ép, hay thúc giục, tạo cảm giác họ đang cần bán hàng, nhưng sự thật họ đang tạo ra một “môi trường tâm lý” cực kỳ thuận lợi để bạn dễ dàng gật đầu. Do đó, điều tiên quyết trong việc mua xe là bạn phải luôn giữ được bình tĩnh. Tránh để sự ham muốn có xe mới làm cho bạn quên đi các bước phải kiểm tra. Tốt nhất bạn nên đi kèm với một người có kinh nghiệm kiểm tra xe ô tô cũ.

Đề xuất mua thêm “gói dịch vụ”

Việc sở hữu chiếc xe ô tô thường gắn liền với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế khi cần thiết. Khi bạn đã chọn xe, rất có thể bạn được gợi ý mua thêm các hợp đồng sửa chữa, bảo dưỡng xe cực kỳ cần thiết nhưng với giá khuyến mãi. Đây là cách họ thu thêm tiền của bạn một cách tinh vi và hợp lý. Do đó, cách tốt nhất bạn không nên tham gia ngay vào chương trình khuyến mãi sau mua. Vì nếu bạn có nhu cầu, hãy tới các cửa hàng sửa chữa có uy tín và chuyên môn sâu hơn. Điều này đảm bảo cho bạn chỗ bảo dưỡng, sửa chữa tốt hơn và giá cũng hợp lý hơn.

Khi mua xe, người bán sẽ giới thiệu kèm thêm nhiều dịch vụ

Khi mua xe, người bán sẽ giới thiệu kèm thêm nhiều dịch vụ


Tìm cách “đẩy” giá xe

Đây là một chiêu quen thuộc hay được sử dụng trên các trang rao bán hoặc các diễn đàn mua bán xe ô tô cũ. Điểm dễ thấy, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh đẹp của mẫu xe mình thích kèm những lời có cánh, “ru ngủ” người mua. Trong một số diễn đàn, cũng là người bán xe tạo nhiều tài khoản khác nhau, vào khen, đặt mua “ảo”, thậm chí tranh nhau mua để “kích thích” sự mua hàng của bạn. Những bình luận dưới phần đăng tin bán hầu hết là tốt đẹp. Để tránh việc bị nghi ngờ tài khoản mới đăng ký, những tài khoản đẩy giá xe ô tô thường đã được đăng ký trước đó khá lâu với nhiều bài viết uy tín. Nếu vội vàng một chút, thì lập tức bạn đã rơi vào “bẫy” của họ.

Đẩy” giá xe là một chiêu quen thuộc hay được sử dụng trên các trang rao bán xe cũ

Đẩy” giá xe là một chiêu quen thuộc hay được sử dụng trên các trang rao bán xe cũ


“Cơ cấu” với các chuyên gia

Nhiều người mua thường nhờ một bên thứ ba xác nhận chất lượng xe, trước khi quyết định mua. Trong trường hợp, bạn nhờ người có chuyên môn đi cùng, tốt nhất bạn nhờ người có sự quen biết từ trước. Vì có thể, người mà bạn nhờ kiểm tra kĩ thuật “ăn rơ” với bên phía người mua. Lúc này, bạn chỉ biết “than trời” mà thôi. Cũng có trường hợp, khi bạn chọn xe và đề nghị đến gara nào đó kiểm tra, người bán đồng ý và đưa bạn đến một gara hoành tráng, đầy đủ dụng cụ kiểm tra. Sau quá trình kiểm tra, chiếc xe được gara đánh giá là “hoàn hảo”. Tuy nhiên bạn chớ mừng vội. Vì đó là “quy trình” của bên bán, tức là họ đã có hợp đồng hoa hồng từ trước. Khi đó, tốt hơn cả, bạn nên đề nghị đưa đến đại lý chính hãng để kiểm tra.

Nhiều người mua thường nhờ một bên thứ ba xác nhận chất lượng xe, trước khi quyết định mua

Nhiều người mua thường nhờ một bên thứ ba xác nhận chất lượng xe, trước khi quyết định mua


“Giả giấy tờ” xe ô tô cũ một cách tinh vi

Các hình thức làm giả giấy tờ đăng ký xe ô tô đã quá phổ biến. Bạn nên tra cứu kĩ giấy tờ và nguồn gốc của xe. Nhưng cũng không nên tin tuyệt đối vào giấy tờ, dù là giấy tờ thật. Trong một số trường hợp, xe thật, giấy tờ đi kèm xe chuẩn chỉ, nhưng xe đó lại đang đứng tên của hai, ba người. Một thủ đoạn tinh vi mà chỉ có dân trong nghề mới biết, đó là dựa trên một chiếc xe với đầy đủ pháp lý. Sau đó viết đơn trình báo mất giấy đăng ký xe và đề nghị cấp lại giấy đăng ký xe cộng với đổi biển số xe. Quá trình này được thực hiện 2, 3 lần. Như vậy thì chỉ với một chiếc xe ô tô, đối tượng sở hữu xe có thể bán cho được ba người dựa trên hồ sơ xe.

Các hình thức làm giả giấy tờ đăng ký xe ô tô đã quá phổ biến

Các hình thức làm giả giấy tờ đăng ký xe ô tô đã quá phổ biến


Mua bán “hai mang”

Đây là một câu chuyện về thủ thuật “ăn tiền” cả người bán, người mua đang “truyền tai” khá nhiều trong giới. Khi người bán đem xe ô tô tới cửa hàng, gara… chủ cửa hàng đồng ý nhận bán hộ “ăn hoa hồng” sau khi được bán. Người bán để lại xe và cầm giấy tờ mang về, khi bán được thì quay trở lại lấy tiền và chi hoa hồng. Tiếp theo, cửa hàng sẽ rao bán chiếc xe ô tô với giá thấp hơn giá mặt bằng chung khá nhiều. Nếu bạn là người mua, bạn sẽ được yêu cầu trả trước 90 – 95% giá trị xe để lấy xe về. Khi nào giao giấy tờ sẽ lấy nốt tiền còn lại.

“Hai mang” là một “thủ thuật ăn tiền” cả người bán, người mua

“Hai mang” là một “thủ thuật ăn tiền” cả người bán, người mua


Khi cầm 90% số tiền trả trước của người mua, bên cửa hàng sẽ trả lại 70 – 80% tổng số tiền đã nhận được cho người bán trong tổng số tiền người mua đã đặt. Số tiền còn lại chủ cửa hàng giữ. Và hẹn ngày đến lấy nốt. Khi người bán đến, cửa hàng tạo điều kiện để và người mua gặp nhau. Lúc này, chủ cửa hàng lấy lí do khó khăn mà không trả nốt số tiền đã giữ, cả người mua, người bán đều chịu thiệt.

Thanh Thuận

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

留言


bottom of page