Thay bóng đèn pha/cos ô tô là một trong những việc đơn giản bạn có thể tự tay làm vừa có thêm trải nghiệm cũng như giúp tiết kiệm chi phí. Sau đây sẽ hướng dẫn bạn phân biệt các loại chân bóng đèn ô tô phổ biến và các cách tra cứu để tìm được loại bóng đèn có thông số kỹ thuật phù hợp với chiếc xe của mình.
Xem ngay:
1. Các loại chân bóng đèn thông dụng.
Bóng đèn ô tô được sản xuất với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt chung, nhưng cũng có những loại đèn được áp dụng tiêu chuẩn riêng theo hãng sản xuất hoặc quốc gia. Thị trường đèn xe đang phổ biến 3 loại đèn được sử dụng là Halogen, Xenon HID, và Led với nhiều dạng chân bóng. Dưới đây là các loại chân bóng đèn ô tô phổ biến hiện nay.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại chân bóng đèn thông dụng: H1, H3, H4, H7, H11 (H8, H9), 9005 (HB3), 9006 (HB4), D1S, D2S, D3S, D4S… Trong đó:
H1: Đèn lắp cho đèn Cos hoặc đèn Pha riêng biệt. Đối với các dòng xe của Hàn Quốc, H1 sẽ đảm nhiệm đèn Pha và đèn H7 là đèn Cos.
H3: Đèn gầm hoặc đèn sương mù ô tô. Chân bóng này khá giống H1 (chân H1 có 1 rãnh khuyết còn H3 có 2 khoảng khuyết).
H4 (9003/HB2): Dùng chung cho cả đèn Pha và Cos do tích hợp hai cực đèn (đèn chiếu xa và chiếu gần được gắn chung trên bóng đèn). Đây là dạng chân đèn phổ biến hiện nay vì sự tiện dụng, thường xuất hiện trên các dòng xe đời cũ (trước 2015). Phích cắm của đèn sẽ có 3 chân xếp hình tam giác.
H7: Chủ yếu dùng lắp cho đèn Pha. Phích cắm của đèn H7 có 2 chân dẹt.
H11 (H8, H9): Chân bóng sử dụng cho loại xe dùng đèn bi tăng sáng. Thông thường H11 được dùng cho đèn gầm (với một số xe có thể dùng cho đèn Pha).
9005 (HB3): Dạng chân bóng lắp ở đèn Pha. Đây là dòng đèn chuyên dụng lắp cho các dòng xe như: Mazda 3, Corolla Altis.
9006 (HB4): Dùng lắp đèn Pha và Cos, kiểu dáng và kích thước tương đồng với chân 9005. Dùng riêng cho các dòng như Fortuner, Hilux…
D1S, D2S, D3S, D4S: Đây là các loại chân của đèn Xenon – HID. Loại chân đèn thường gặp trên xe của Đức sử dụng bóng đèn kết hợp chóa chắn lóa Xenon như BMW, Mercedes. Trong đó, bóng D2, D4 bộ khởi động/đánh lửa được kết hợp cùng với chấn lưu nên cụm đèn nhỏ hơn so với bóng D1, D3 có bộ phận đánh lửa/khởi động được gắn liền vào bóng đèn.
2. Cách tra các loại chân bóng đèn ô tô
Có ba cách tra cứu chân bóng đèn dễ dàng, chuẩn xác như sau:
2.1. Tra cứu online trên website.
Đây là cách tra cứu các loại chân bóng đèn ô tô bằng website của hãng Phillip – hãng cung cấp các sản phẩm bộ đèn, bóng đèn và dịch vụ chiếu sáng nổi tiếng với đầy đủ các loại chân bóng cho nhiều dòng xe hiện hành.
Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://www.automotivebulbfinder.com/philips/
Bước 2: Lựa chọn năm sản xuất xe: 2019, 2020…
Bước 3: Lựa chọn thương hiệu xe: Toyota, Mercedes…
Bước 4: Lựa chọn dòng xe: Sequoia, Outlander…
Bước 5: Lựa chọn loại đèn: Beam Light, Front Fog Light…
Bước 6: Lựa chọn kiểu bóng đèn: Led, Halogen, Xenon (HID).
Ví dụ: Với dòng xe Land Rover Discovery bản 2019, chân bóng đèn Pha là chân H7.
Cách tra chân bóng đèn online
2.2. Tra cứu trên mặt đèn pha nguyên bản.
Đây là cách tra cứu thủ công. Mã chân bóng đèn pha led cho ô tô thường được hãng sản xuất in nổi viền dưới mặt kính trước hoặc trên lưng phía bên trong của đèn. Nếu nhìn từ bên ngoài vào sẽ rất khó do vướng bóng đèn, bạn sẽ phải tháo đèn ra mới có thể nhìn rõ, cách này sẽ tốn công sức nhưng giúp bạn nắm rõ loại chân bóng và làm quen với việc tháo lắp bóng cho xe.
2.3. Tra cứu theo Bảng tra chân bóng đèn dưới đây.
Dưới đây là bảng tra cứu chân bóng đèn ô tô được Zestech tổng hợp từ nhiều nguồn:
3. Địa chỉ lắp đặt bóng đèn uy tín và chất lượng tại Việt Nam.
Việc lắp đèn Halogen, đèn Led khá đơn giản vì hai loại đèn này chung cơ sở là chân cắm và khớp giữ. Nếu bạn muốn lắp thêm Gương cầu cho đèn Xenon (hay còn gọi là Bi Xenon, Bi Led) thì tùy mỗi xe lại có loại cầu bi tương ứng.
Comments